Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bà bầu có nên ăn cua, ghẹ không?

Cua và ghẹ là thực phẩm không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu ăn cua, ghẹ có tốt không.

Bà bầu ăn ghẹ, cua được không?

Cua, ghẹ là loại hải sản thơm ngon,giàu omega-3 và không chứa chất béo bão hòa được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cua, ghẹ có tính hàn có thể gây sảy thai. Điều này khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng và e ngại khi muốn ăn các loại hải sản này.

Nhưng sự thật là, việc ăn các món ăn có tính hàn gây "lạnh bụng" không phải nguyên nhân gây nguy hiểm cho bà bầu. Chưa hết, các loại thực phẩm như ghẹ, cua đều chứa rất nhiều đạm và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nếu ăn đúng cách.

Dù ăn ghẹ, cua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưngbà bầu không nên ăn bởi vì:

Cua, ghẹ làthực phẩm giàu chất đạm

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và thận. Không chỉ riêng bà bầu, ngay cả đối với người khỏe mạnh cũng được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều ghẹ và cua.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc còn cho biết, lượng hải sản có cho 1 lần ăn chỉ nên ăn với lượng từ 40 đến 75 gram thịt nguyên chất không tính vỏ. Nên số lượng mỗi người ăn chỉ từ 2 đến 4 con để không gây ra tình trạng thừa đạm.

Chứa nhiều ký sinh trùng

Hải sản như cua, ghẹ có chứa nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. trong một số trường hợp khi nấu các loại hải sản này không đủ độ chín cần thiết thì ghẹ và cua sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn vệ sinh thực phẩm. thậm chí, ăn ghẹ, cua chưa chín kỹ còn có thể gây ngộ độc.

Chứa nhiều chất béo và cholesterol

Những bà bầu có bệnh lý như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật và một số bệnh khác, càng ăn ít cua, ghẹ càng tốt. ngoài ra, cua, ghẹ chứa nhiều purin, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cho bà bầu.

Nếu yêu thích cua, ghẹ và không có các triệu chứng như dị ứng, đồng thời thể chất cho phép, bà bầu có thể thỉnh thoảng ăn cua, ghẹ một cách bình thường, ăn không quá 200g/lần và tháng ăn 1 lần là đủ, không nên ăn thường xuyên. ngược lại, nếu xảy ra tình trạng dị ứng với hải sản trước khi mang thai, hoặc gặp các vấn đề khác trong khi mang thai, tuyệt đối không nên ăn.

Nhìn chung cả cua hay ghẹ đềutốt cho sức khỏe nhưngkhi mang thai phụ nữ không nên ăn hai loại hải sản này.

Những lưu ý khi bà bầu ăn ghẹ, cua

-ghẹ sau khi chế biến nếu để ở nhiệt độ thường quá 2 giờ thì bà bầu không nên ăn nữa. dù ghẹ, cua đã bảo quản trong tủ lạnh thì mẹ cũng chỉ nên ăn trong ngày, để qua đêm hâm lại ăn sẽ gây lạnh bụng.

- ghẹ và hải sản nói chung rất dễ gây dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, buồn nôn, đau đầu chóng mặt, bụng khó chịu, khó thở, tụt huyết áp… do đó các bà bầu có tiền sử dị ứng hải sản thì không nên ăn ghẹ, cua.

- những bà bầu đang bị ho, cảm sốt, người ốm, hệ tiêu hóa bất ổn thì không nên ăn tôm, cua, ghẹ.

- những bà bầu bị tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳcũng không nên ăn ghẹ, cua.

- Trước và sau khi ăn ghẹ, cua mẹ không nên uống trà hay ăn quả hồng vì có thể bị tiêu chảy.

- bà bầu bị cholesterol cao không nên ăn ghẹ, cua vì có thể làm tăng cholesterol trong mật, khiến bài tiết khó khăn. mật có nguy cơ chảy ngược vào ống tụy gây viêm tụy.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/ba-bau-an-ghe-cua-duoc-khong-57726.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ba-bau-co-nen-an-cua-ghe-khong/20210905072701403)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có những điều khoản ban hành dành cho phụ nữ mang thai. Bạn nên tham khảo để biết rõ quyền lợi lao động dành cho mình trong thời kỳ thai nghén.
  • Thiếu hiểu biết, vô tư, vô tâm, nhiều trẻ vị thành niên có thai 3- 4 tháng mới vô tình biết mình có thai.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Chị Mai hớt hải đến phòng khám cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, V*ng k*n của em thường có mụn nhỏ....
  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY