Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhà có bà bầu và con nít biết dùng cỏ mần trầu sẽ không phải tiếc hùi hụi của trời cho

Bài thuốc từ cỏ mần trầu được cho là hiệu quả đối với một số bệnh, triệu chứng ở thai phụ và trẻ em.

Nhiều mẹ ở quê chắc không xa lạ gì vớicác bài thuốc từ cỏ mần trầu(đôi khi ông bà ta còn gọi là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu hay cỏ dáng). Cỏ này thường mọc đầy ở ven đường, bờ ruộng hay các bãi đất hoang. Thân cao ngang gối, rễ chắc, khỏe, bông tẻ ngón từ 5-7 nhánh, tủa đều theo vòng tròn.

Theo đông y, cỏ mần trầu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát,bổ máu, hành huyết, lợi tiểu,giải độc, mát gan. Tất cả bộ phận của cây từ rễ đến thân, hoa, quả đều có thể ứng dụng để làm thuốc, đặc biệt rất hữu ích đối với thai phụ và trẻ em.

Cỏ mần trầu.

Dành cho bà bầu

-An thai:8g cỏ mần trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.

-Trị chứng cao huyết áp thai kỳ:Lấy cả cây, gồm rễ. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ và cân đúng 50g. Lấy phần cỏ này đi giã nát và hòa với một bát nước sôi. Cuối cùng, vắt lấy nước trong để uống ngày 2 lần. Có thể thêm chút xíu đường cho dễ uống.

-Băng huyết:cỏ mần trầu, cây muồng trâu (thái nhỏ), cam thảo nam, rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây ké, mỗi thứ 1 nắm; ngải cứu 10 lá, củ sả 10 lát, gừng sống 10 lát, vỏ quýt 1 vỏ. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

-Trị động thai, táo bón, lo âu, nôn nghén, đau đầu hoặc tức ngực:Phơi cỏ mần trầu khô, ngày lấy 12 - 16g nấu với 500ml nước, còn lại 300ml và uống ngày 2-3 lần.

-Tắc tia sữa, viêm tuyến vú: dùng 2 cách trong uống ngoài đắp

Uống trong: cỏ mần trầu 40g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 20g, ngổ đất 40g, rau sam 20g, lá ớt 20g, cỏ the 20g, me đất 16g, măng sậy 40g, măng tre già 20g, dây hoàng đằng 20g, củ cỏ ống 20g, cây chó đẻ răng cưa 16g, dây cườm thảo 16g, lá vông nem 40g, cỏ mực 40g, khổ qua 40g, rễ tranh 40g. Đổ ngập nước sắc còn 2 bát chia 2 uống. Sắc nước 2 - 3 uống cả ngày.

Thuốc đắp: cây bòng bong 1 nắm, tóc rối 2 nắm. Giã nhuyễn rồi trộn giấm đắp lên vú. Khi đã khô lại trộn giấm cho ẩm đắp tiếp.

-Trị rụng tóc sau sinh: Dùng cỏ mần trầu, lấy lá và thân tươi. Rửa sạch cho vào nồi đổ đầy nước, nấu lấy nước xanh, bỏ bã, rồi cô lại còn khoảng 1 chén nước. Gội đầu sạch, sau khi tóc khô, dùng bông gòn thấm cỏ mần trầu cô đặc bôi vào chân tóc. Để khô, lại tiếp tục thấm cho đến khi hết chén nước. Làm 3 lần trong một tuần thì tóc sẽ hết rụng và chỗ rụng tóc sẽ mọc lại như mạ non.

Dành cho trẻ nhỏ

-Trị trẻ bị sốt cao co giật:Lấy 120g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước, còn lại 300ml. Sau đó thêm ít muối và cho bé uống liên tục trong vòng 12 tiếng đầu.

-Trị độc trong, ghẻ lở, mẩn ngứa:Lấy 50g mần trầu tươi giã lấy nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần.

-Trị bé bị cảm, nóng sốt:Lấy 16g cho mỗi loại gồm cỏ mần trầu và cỏ tranh để sắc lấy nước cho bé uống.

-Phòng ngừa viêm màng não truyền nhiễm: Mỗi ngày sắc khoảng 30g cỏ mần trầu và cho bé uống liên tiếp trong 3 ngày vào thời điểm dịch viêm màng não xuất hiện. Sau đó, cách 10 ngày lại cho bé uống với liều lượng tương tự.

-Trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, nổi ban đỏ, tưa lưỡi: Lấy khoảng 120g cỏ mần trầu tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cho trẻ uống. Nếu là cỏ khô, lấy 20g sắc với 400ml nước, còn 100ml và chia uống ngày 2 lần.

-Trẻ đái dầm: Lấy 20g cỏ mần trầu, 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa lá nhỏ đem rửa sạch và sắc cho bé uống sau bữa ăn chiều.

-Trị trẻ bị viêm da, vàng da:Lấy 60g cỏ mần trầu sắc lấy nước cho bé uống hoặc lấy nước tắm. Để tăng công hiệu, có thể tìm cây tổ kén đực (1 loài cây dó) khoảng 30g để sắc nước cùng.

-Trị viêm gan vàng da:Trẻ có dấu hiệu vàng da do viêm gan, lấy 50g cỏ mần trầu tươi, 20g rễ tổ kiến đực sắc lấy nước uống ngày 3 lần.

-Trị bong gân: Bé vui chơi, chạy nhảy bị té ngã, bong gân, lấy cỏ mần trầu giã nhỏ và đắp trực tiếp lên chỗ bị bong gân. Sau đó dùng vải sạch quấn lại. Sau khoảng 3 ngày trị, trẻ sẽ khỏi.

Các mẹ lưu ý: Tùy vào cơ địa mỗi người màhiệu quả của bài thuốc cỏ mần trầusẽ khác nhau. Với một số bệnh lý ở trẻ em, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/nha-co-ba-bau-va-con-nit-biet-dung-co-man-trau-se-khong-phai-tiec-hui-hui-cua-troi-cho-d77984.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nha-co-ba-bau-va-con-nit-biet-dung-co-man-trau-se-khong-phai-tiec-hui-hui-cua-troi-cho/20230921032602102)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY