Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bác sĩ đội tuyển bóng đá Việt Nam chỉ cách sơ cứu do chấn thương khi chơi đá bóng

BSCKI Nguyễn Trọng Thủy, bác sĩ của Đội tuyển bóng đá Việt Nam cho biết, khi không may bị chấn thương thể thao , người tập thể thao nói chung và đá bóng nói riêng cần được xử trí đúng ngay từ ban đầu nhằm giúp chấn thương hồi phục tốt và nhanh nhất .
Chơi bóng đá cũng dễ gặp chấn thương như các môn thể thao khác

Trong khi nhiều người hâm mộ thể thao vẫn đang lâng lâng cảm xúc của trận Chung kết bóng đá thế giới World Cup với chiến thắng áp đảo của Những chú gà trống Gô Loa, nhiều người lại cảm thấy tiếc nuối vì 1 tháng mất ăn mất ngủ để xem những trận cầu đỉnh cao đã kết thúc, chúng ta lại quay trở lại với những hoạt động thường ngày, trong đó có cả việc tập luyện thể dục thể thao.

Hiện nay phong trào tập luyện và chơi đá bóng như một môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất phổ biến đặc biệt trong giới trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện, cũng không tránh khỏi các chấn thương khi va chạm, việc phát hiện và xử trí đúng các chấn thương khi chơi đá bóng không phải người tập nghiệp dư nào cũng biết….

BSCKI Nguyễn Trọng Thủy, bác sĩ của đội tuyển bóng đá việt nam">đội tuyển bóng đá việt nam chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe &Đời sống, không có môn thể thao nào an toàn tuyệt đối với người tập nếu tập luyện không đúng cách cũng như không khởi động kỹ trước khi tập.

Nguyên nhân của những chấn thương do tập thể thao thường là chủ quan, không có ý thức đề phòng chấn thương, khởi động chưa đúng, chưa đủ, thậm chí kỹ thuật chơi chưa tốt cũng dẫn tới chấn thương, BS Thủy cho biết. Bên cạnh đó có một số nguyên nhân sức khỏe cũng khiến người tập dễ gặp chấn thương là do có bệnh không phù hợp với môn thể nào đó, hoặc do thiếu ngủ, dinh dưỡng hoặc thể lực không tốt, do thiếu điều kiện tập luyện như sân bãi, các dụng cụ bảo vệ, thậm chí là thời tiết cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chấn thương cho người chơi. …

Chấn thương do đá bóng xử lý thế nào?

Nhiều người đá bóng nghiệp dư, khi gặp chấn thương ở sân bóng có những xử trí sai lầm như xoa dầu nóng để giảm sưng đau, hoặc cố chịu đau để chơi hết hiệp, có người không có hiểu biết mà tự nắn chỉnh khớp khi nghi ngờ trật khớp…. BS Thủy cho rằng, đây là những hiểu biết và xử trí sai lầm của người chơi thể thao nói chung. Tuy nhiên không phải chấn thương nào cũng tự ý xử lý được, có những chấn thương nếu không đưa người bị nạn vào các cơ sở y tế đúng cách sẽ làm trầm trọng tổn thương.

Theo BS Thủy, chấn thương phân ra 3 loại là chấn thương phần mềm, chấn thương khớp và chấn thương xương. Hai loại chấn thương sau cần phải cố định và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chữa trị đúng cách. Riêng về chấn thương phần mềm, BS Thủy cho biết, có hơn 80% các chấn thương thể thao thuộc về phần mềm, đó là tổn thương gân, cơ, dây chằng với nhiều mức độ khác nhau, có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột …

BS Thủy cho hay, chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3, thường là giãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng, trong đó độ 1 thường có cảm giác đau thoáng qua, không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường, vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng, chịu lực lớn, số lượng bó sợi bị rách 25%, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần được xử trí đúng theo phác đồ R.I.C.E; Chấn thương độ 2 gồm sưng bầm tụ máu tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp, mức độ này dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi. Chấn thương độ 3 các dấu hiệu tăng lên nhiều, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị bán trật hoặc trật khớp hoàn toàn . Đứt hoàn toàn số sợi gân - cơ hay dây chằng.

Không chườm nóng với các chấn thương phần mềm

BS Thủy khuyên, với chấn thương phần mềm, cần tuân thủ công thức R.I.C.E, cụ thể là R: rest – nghỉ ngơi; I: ice – chườm lạnh; C – compression- băng ép; E: elevation - treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương. Với chấn thương độ 2,3, có thể xử lý bước đầu theo công thức R.I.C.E, nhưng sau đó nhất thiết phải đưa người bệnh vào cơ sở y tế để các bác sĩ xử trí tiếp.

Khi chườm mát, có thể cho một vài viên đá lạnh vào túi nilon - cho nước rồi buộc kín lại, hay đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nilon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương. Nhiệt độ chườm mát tốt nhất là từ 6-12 độ sẽ giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm, thời gian từ 15 đến 30 phút, không nên chườm quá lạnh và quá lâu có thể gây bỏng lạnh và thiểu dưỡng vùng bị tổn thương, có thể phối hợp với băng ép. Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, chườm là 15 đến 30 phút , rồi nghỉ 1 đến 2 tiếng tùy vị trí , mức độ tổn thương và thể trạng , cơ địa mỗi người, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.
BS Thủy còn lưu ý, trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.
Trong chấn thương do chơi thể thao việc xử trí ban đầu là tối quan trọng và vô cùng cần thiết để giảm triệu chứng , giúp tổn thương ổn định , góp phần làm tổn thương đó lành nhanh và tốt nhất, BS Thủy chia sẻ.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bac-si-doi-tuyen-bong-da-viet-nam-chi-cach-so-cuu-do-chan-thuong-khi-choi-da-bong-n146335.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY