Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bác sĩ Trần Anh Tú: Xung phong vào điểm nóng, truy COVID-19

MangYTe - Từ ổ dịch đầu tiên ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Mê Linh (Hà Nội) cho đến Đà Nẵng, anh luôn có mặt tại các điểm nóng và xác định là nhiệm vụ nên không có gì 'lăn tăn'. Tết rồi anh xung phong vào Hải Dương khẩn trương truy vết dịch tễ.

Bác sĩ Trần Anh Tú: Xung phong vào điểm nóng, truy COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần Anh Tú (ngồi) là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 - Ảnh: A.T.

"Bất kể là lực lượng công an, quân đội hay y tế, ai cũng có việc của mình, sẵn sàng đến những nơi hiểm nguy, tham gia vào những vấn đề nóng. Đó cũng là lý do mình đến những điểm dịch như thế.

Bác sĩ Trần Anh Tú

"Đi từ rằm tháng chạp đến nay, tôi không về tết vì thời điểm đó dịch ở tỉnh này rất nóng".

Vừa từ hải dương về, bác sĩ trần anh tú (32 tuổi) - cán bộ khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm viện vệ sinh dịch tễ trung ương - chia sẻ khi vẫn đang còn cách ly y tế sau chuyến công tác dài ngày.

Truy vết thần tốc

Đầu năm 2020, Việt Nam phát hiện những ca đầu tiên nhiễm COVID-19. Ngay lập tức, bác sĩ, nhân viên y tế xông pha vào mặt trận chống dịch. Trên mặt trận ấy, còn có sự góp sức của những bước chân thầm lặng, thần tốc truy vết dịch tễ.

Bắt đầu từ tâm dịch của cả nước ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), bác sĩ Tú tình nguyện vào tổ công tác phòng chống dịch, khoanh vùng dịch tễ hơn 10.000 người nơi đây. Đến tháng 4-2020, anh trực tiếp tham gia điều tra, hỗ trợ chống dịch tại Mê Linh (Hà Nội).

Từ bắc anh lại xung phong vào đà nẵng, tham gia đội điều tra giám sát dịch thuộc bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch covid-19 của bộ y tế. và mới đây là tròn 1 tháng anh tiếp tục nhận nhiệm vụ "xuyên tết" tại vùng dịch hải dương.

Suốt một năm trời, điểm nóng nào anh cũng có mặt, truy vết dịch tễ, rà từng đối tượng, không để lọt "F1, F2". Dịch bệnh xảy ra nhanh, không có thời gian cho những vị trí mới làm quen công việc mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm dịch tễ học, bác sĩ Tú cùng cán bộ, nhân viên rất vất vả, căng mình truy vết. Mọi người "đi từng nhà, rà từng ngõ", làm việc liên tục bất kể ngày đêm. Số lượng bệnh nhân tăng lên, công tác truy vết càng khó hơn gấp bội.

Anh kể may mắn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên truy vết dịch tễ, sinh viên tham gia vào công tác phòng chống dịch, thu thập thông tin ban đầu để có thể định hướng, tập trung vào những trường hợp cần phải phân tích sâu. đặc biệt là sự hỗ trợ của tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống covid-19 với việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã kịp thời cung cấp những nội dung về dịch tễ quý giá.

"Có trường hợp bệnh nhân không nhớ đầy đủ, có người cố tình không khai báo, những lúc đó rất may nhờ tổ thông tin giúp đỡ nhiệt tình nên việc chống dịch mới hiệu quả", anh nhớ lại.

Quần áo bảo hộ thay "blouse trắng"

7 năm tham gia công việc kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bên cạnh áp dụng kinh nghiệm của người đi trước, bác sĩ Tú còn tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn, nhờ đó tiết kiệm sức lực cho đội ngũ, giúp công tác truy vết nhanh chóng.

"Hễ dịch bệnh xảy ra là nhận lệnh lên đường ngay. Lần nào đi cũng chỉ kịp gấp mấy bộ đồ, vật dụng cá nhân thôi. Giờ vợ con đã quen với việc tôi vắng nhà thường xuyên, với lại có nhiều phương tiện liên lạc hơn trước nên gia đình bớt lo. Công tác xa nhà cũng nhớ đấy, nhưng việc vẫn phải hoàn thành tốt mới được", anh chia sẻ.

Tốt nghiệp Trường đại học Y Hà Nội, anh chọn gắn bó với công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Bác sĩ Tú tâm niệm đó là đam mê, chọn lựa ngay từ đầu. Cũng bởi Việt Nam là nước nhiệt đới, do đó đối tượng dịch tễ học chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm, từ dịch sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và mới đây là dịch COVID-19... Thực tế này đòi hỏi sự tham gia đông đảo của cán bộ y tế dự phòng dịch tễ, các bác sĩ về bệnh truyền nhiễm.

Anh bật mí công việc của mình ít khi khoác "blouse trắng", hầu hết là mặc quần áo bảo hộ, trang thiết bị đầy đủ, có khi là chiếc áo phông để dễ dàng cơ động lúc làm nhiệm vụ. Bác sĩ trẻ cho rằng chính tình yêu nghề giúp anh vượt qua khó khăn, cẩn trọng hơn trong từng việc nhỏ nhất để bảo vệ bản thân, tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

"Ngoài bệnh lây nhiễm thì còn những bệnh không lây nhiễm hay vấn đề về môi trường, chúng tôi cũng thực hiện. Nói cách khác là tham gia giải quyết chuyện chung của cộng đồng", anh giãi bày.

Trước đó, anh trực tiếp xây dựng đề cương, thiết kế bộ công cụ, tập huấn, giám sát điều tra và lấy mẫu trong hoạt động điều tra quốc gia ước tính tỉ lệ nhiễm virút viêm gan B và virút viêm gan C trong nhóm người trưởng thành tại khu vực miền Bắc; tham gia thiết kế và xây dựng văn phòng đáp ứng dịch khẩn cấp ở khu vực này.

Bác sĩ Trần Anh Tú vừa xuất sắc là một trong 10 điển hình đoạt giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020, giải thưởng "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi" do Trung ương Đoàn trao tặng; nhận bằng khen của Bộ Khoa học công nghệ và danh hiệu Thầy Thu*c trẻ Việt Nam tiêu biểu.

HÀ THANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/bac-si-tran-anh-tu-xung-phong-vao-diem-nong-truy-covid-19-20210321113142825.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Liên quan đến thông tin Vụ tàu hỏa đâm ô tô xảy ra trên đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đoạn qua phường Ái Quốc (TP Hải Dương) chiều 13/3 làm 2 người đã Tu vong và 3 người nhập viện cấp cứu, trong đó có 2 nạn nhân là anh em ruột.
  • Cao đẳng (KTV Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Hộ sinh) và 08 chuyên ngành hệ Trung cấp.
  • Phát triển quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
  • Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu UBND Tỉnh chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, ưu tiên cấp cứu nạn nhân để giảm thương vong.
  • (MangYTe) - Đến giờ phút này thì cô không còn lựa chọn nào nữa bởi liên tiếp những cuộc điện thoại gọi lên thông báo về việc không thể vay ai thêm được đồng nào. Tình trạng của chồng còn nặng nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn, tuy nhiên đường cùng cô vẫn phải xin cho chú về dù biết cái ch*t đang sẵn sàng ở phía trước.
  • (MangYTe) - Đã tưởng phải bỏ mạng bởi gia đình quá nghèo không có tiền điều trị tiếp, nhờ sự giúp sức của bạn đọc ADZ cô bé Hà qua đã cơn nguy kịch và được chuyển về tuyến dưới. Có mặt tại cơ quan báo điện tử ADZ, em nở nụ cười tươi khoe: “Em đã được sống lại nhờ bàn tay của mọi người” khiến ai cũng thấy ấm lòng.
  • (MangYTe) - Phát hiện lupus kèm suy thận và viêm phổi nặng khiến tình trạng của cô bé Hà càng nguy cấp. Không có bảo hiểm y tế, chi phí lên đến gần 4 triệu đồng/ ngày khiến bố mẹ em như ngã quỵ. Biết mình khó vượt qua giai đoạn nguy kịch này nên em càng khóc nức, van xin sự giúp đỡ bởi bố mẹ quá nghèo.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Do không kiềm chế được nên cô giáo H. ở trường tiểu học Cẩm Phúc (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã véo tai khiến một học sinh phải khâu 2 mũi.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo kiểm tra các nội dung phản ánh của Báo Kinh doanh và Pháp luật về một số cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY