Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa chứng đau nhức đầu

Đau đầu và nhức đầu là hai chứng trạng luôn gắn chặt với nhau. Biểu hiện đau nhức vùng đầu, mặt.
Đau đầu và nhức đầu là hai chứng trạng luôn gắn chặt với nhau. Biểu hiện đau nhức vùng đầu, mặt. Nguyên nhân gây đau đầu do nội thương chủ yếu là do tình chí uất kết, lao thương quá mức, phòng dục quá độ, ăn uống thất thường... làm tổn thương khí huyết và công năng S*nh l* của các tạng phủ mà sinh ra đau đầu. Nguyên nhân gây đau đầu do ngoại cảm chủ yếu do ăn uống, lao động quá sức hoặc bị cảm, cảm nắng, cảm gió tác động vào ba kinh dương hội tụ ở đầu gây nên bệnh. Tùy từng trường hợp mà dùng bài Thuốc phù hợp.

Nhức đầu do nội thương

Nếu nhức đầu nhiều về buổi sáng, buổi chiều nhẹ dần, có cảm giác long óc, tinh thần mỏi mệt, đoản hơi, yếu sức, ăn uống kém, mạch hư.

Bài Thuốc: hoàng kỳ 18g, nhân sâm 12g, trần bì 10g, đương qui 16g, thược dược 16g, cam thảo 6g, thăng ma 8g, sài hồ 12g, mạn kinh tử 10g, xuyên khung 10g, tế tân 4g. Cam thảo chích, các vị trên sắc với 1.800ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Nếu nhức đầu âm ỉ, thỉnh thoảng cắn buốt từng cơn, đau tăng dần về đêm, ngũ tâm phiền nhiệt, hồi hộp đánh trống ngực, da trắng bệch, môi nhợt, mạch vi tế.

Bài Thuốc: xuyên khung 16g, xuyên quy 20g, thục địa 36g, bạch thược 20g, bạc hà 12g, cúc hoa 12g.

Cách dùng: bạch thược (giấm sao), xuyên quy (rượu sao). Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Nếu nhức đầu choáng váng lợm giọng, buồn nôn, tâm phiền mình nặng, đờm nhiều. Nặng thì nhức đầu nôn mửa, ngất. Mạch hoạt.

Bài Thuốc: bán hạ 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, mạch nha 12g, phục linh 10g, hoàng kỳ 10g, nhân sâm 8g, trạch tả 10g, thương truật 12g, thiên ma 16g, can khương 6g, phong phòng 10g, xuyên khung 12g. Bán hạ (chế), bạch truật (tẩm nước gạo sao), thiên ma (cám sao). Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Nếu đau nhức đầu, căng nhức sau khi cảm xúc mạnh hoặc làm việc căng thẳng, ngực sườn đầy tức, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, mạch huyền.

Bài Thuốc: sài hồ 16g, bạch thược 16g, sơn chi 16g, hoàng cầm 12g, đan bì 12g, đương quy 12g, thanh bì 10g, câu đằng 10g, cam thảo 8g. Bạch thược (giấm sao), đan bì (rượu sao). Các vị trên sắc với 1.500ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Nhức đầu do ngoại cảm

Nếu đau đầu, choáng váng, sợ gió, phát nóng có mồ hôi, co giật, đau lan tỏa khắp đầu, đau từng cơn. Mạch phù hoàn.

Bài Thuốc: hoàng cầm 16g, khương hoạt 12g, phòng phong 16g, sài hồ 10g, bạch chỉ 16g, xuyên khung 16g, kinh giới 12g, cam thảo 6g. Hoàng cầm (rượu sao), các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 4 phần, uống trong ngày.

Nếu nhức đầu cắn nhức trong óc từng cơn, như dùi đâm, chân tay lạnh, rét, mạch trầm trì. Tùy theo hàn tà (phong hàn) xâm nhập vào lục kinh mà đau ở từng vị trí khác nhau như kinh thái dương đau nhức ở gáy và chân tóc; kinh thiếu dương đau nhức ở hai bên khu vực tai; kinh thiếu âm đau nhức trong óc; kinh quyết âm đau nhức vùng đỉnh đầu; kinh thái âm đau nhức đầu âm ỉ liên miên, không xác định được vùng kèm theo nặng nề hoặc bụng sôi đau.

Bài Thuốc: ma hoàng 12g, khương hoạt 18g, phòng phong 14g, thương truật 16g, thăng ma 12g, cam thảo 8g, bạch phụ tử 12g, bạch chỉ 12g. Ma hoàng bỏ mắt cùng nước 1.700ml, sắc còn 1.200ml vớt bỏ bọt, cho các vị còn lại vào sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm, chia đều 4 phần, uống trong ngày.

Nếu đau đầu, phát sốt, ra nhiều mồ hôi, miệng khát, tâm phiền, đỏ mặt, mắt đỏ, thích mát, sợ nóng, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo kết, mạch hồng sác.

Bài Thuốc: khương hoạt 10g, hoàng liên 8g, phòng phong 12g, sài hồ 10g, xuyên khung 10g, cam thảo 8g, hoàng cầm 20g, thạch cao 28g, tri mẫu 12g. Hoàng liên (tẩm rượu), hoàng cầm (tẩm rượu vi sao), cam thảo (chích). Thạch cao cho vào túi vải túm lại. Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống mát, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Nếu đầu nặng nhức, trời âm u đau nặng hơn, người nặng nề, ậm ạch khó chịu, mạch nhu.

Bài Thuốc: khương hoạt 16g, độc hoạt 16g, cảo bản 10g, phòng phong 12g, cam thảo 6g, xuyên quy 16g, quế chi 6g, cốt toái bổ 16g, tế tân 4g, thương truật 12g, ý dĩ 16g. Các vị trên sắc với 1.500ml, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

TS. Trần Xuân Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-chung-dau-nhuc-dau-n118258.html)
Từ khóa: dau dau

Tin cùng nội dung

  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY