Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa tiểu buốt, tiểu dắt

Tiểu buốt, tiểu dắt là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, y học hiện đại gọi là viêm bàng quang. Người bệnh luôn có cảm giác căng tức vùng bụng dưới.
Tiểu buốt, tiểu dắt là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, y học hiện đại gọi là viêm bàng quang. Người bệnh luôn có cảm giác căng tức vùng bụng dưới. Nhiều khi có sốt nhẹ, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, mót tiểu, đi tiểu dắt, có thể tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Bệnh có thể lan đến thận, gây viêm thận và đường tiết niệu. Là một bệnh thuộc phạm vi chứng ngũ lâm trong y học cổ truyền. Nguyên nhân do ngoại thương (thấp nhiệt) xâm phạm vào cơ thể gây ra bệnh (viêm bàng quang cấp tính). Do nội thương (âm hư hay huyết nhiệt, thận âm hư kết hợp với thấp nhiệt gây ra bệnh - viêm bàng quang mạn).

Nếu đái dắt, đái buốt, đau tức vùng hạ vị, tiểu ra máu, sốt nhẹ, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo, mạch huyền sác. Dùng một trong số bài Thuốc sau:

Bài 1: bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mộc thông mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: lá tre 16g, sinh địa, mộc thông, hoàng cầm mỗi vị 12g; cam thảo, đăng tâm mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: sa tiền 16g; hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: tỳ giải, bồ công anh mỗi vị 20g; sài hồ, hoàng cầm, biển súc, hoạt thạch, cù mạch mỗi vị 12g; mộc thông 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

Thêm sinh địa, chi tử sao đen, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g nếu tiểu ra máu;

Thêm ô dược, khổ luyện tử mỗi vị 8g nếu đau tức, trướng hạ vị, co thắt vùng bàng quang.

Nếu đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, đau tức vùng hạ vị, đái dắt, mạch tế sác. Dùng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: kim ngân hoa 20; tỳ giải, sa tiền mỗi vị 16g; thục địa, thạch hộc, sa sâm, ngưu tất, hoàng bá mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: thục địa, hoài sơn, hoàng bá mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, chi mẫu mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

Thêm đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g (bỏ tri mẫu, hoàng bá) nếu bàng quang căng tức, đái són, tiểu tiện nhiều lần, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt; thêm thỏ ty tử 12g, ba kích 12g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g (bỏ tri mẫu, hoàng bá) nếu đau mỏi lưng, chân tay lạnh.

Bài 3: thục địa, kim ngân, liên kiều, thạch hộc mỗi vị 12g; sơn dược, sơn thù du mỗi vị 10g; bạch linh, đan bì, trạch tả mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Để phòng bệnh viêm bàng quang, cần thực hiện các biện pháp như uống nhiều nước, chủ yếu là nước đun sôi để nguội, các loại nước có tính lợi tiểu và chống nhiễm khuẩn: nước bông mã đề, bồ công anh, rễ cỏ tranh, râu ngô...; đi tiểu thường xuyên và tránh nhịn tiểu; vệ sinh sạch sẽ vùng Sinh d*c, hạn chế tắm ngâm người trong bồn tắm hoặc dưới nước ao hồ.

DS. Mai Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-tieu-buot-tieu-dat-n120839.html)
Từ khóa: tieu buottieu dat

Chủ đề liên quan:

tieu buot tieu dat tiểu dắt

Tin cùng nội dung

  • Hãy cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận tấn công cơ thể, đặc biệt là khi thấy những thay đổi dưới đây.
  • Nếu gặp tình trạng tinh dịch có màu vàng đi kèm các triệu chứng của đường tiết niệu, nam giới có thể đã mắc một số bệnh lý như viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu,…
  • MangYTe - Thấy khó chịu khi tiểu buốt, tiểu dắt, bà D đã tự mua Thu*c kháng sinh uống. Tuy nhiên bà đã phải vào viện cấp cứu vì điều sai lầm này.
  • Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một loại rối loạn tiểu tiện, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, được xác định bằng tình trạng xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu diễn ra đột ngột, thường xuyên và khó kiểm soát, dẫn tới tình trạng tiểu dắt, tiểu són ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này mà cha mẹ phải chú ý.
  • Tổ bọ ngựa còn gọi tang phiêu tiêu. Tên khoa học Ootheca Mantidis. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị ngọt mặn, tính bình; vào kinh can và thận. Có tác dụng ích thận cố tinh, bổ hư, xúc niệu. Chữa mồ hôi trộm, tiểu nhiều về đêm; đau lưng mỏi gối, di tinh liệt dương, xuất tinh sớm; trẻ em đái dầm, người cao tuổi tiểu són; phụ nữ bế kinh, khí hư.
  • Hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Để chữa trị hiệu quả, bác sĩ phải tìm được nguyên nhân gây bệnh.
  • Cháu bị đi tiểu buốt, tiểu dắt đã 2 ngày rồi, hôm nay bệnh nặng hơn và trông nước tiểu có màu hơi hồng...
  • Tôi 65 tuổi, bị đi tiểu dắt và buốt, nước tiểu trong không màu; đi khám siêu âm và làm xét nghiệm nước tiểu kết quả đều bình thường kể cả gan, mật, thận lá lách
  • Đường tiết niệu thường phát sinh ra nhiều bệnh như: tiểu đục, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu, dưỡng chấp hoặc bí tiểu... bởi những nguyên nhân khác nhau đã gây sự hình thành sỏi tiết niệu, rối loạn chức năng, nhiễm khuẩn ngược dòng đường tiết niệu...
  • Gần hai năm nay em bị tiểu dắt. Cho em hỏi nếu mắc bệnh phụ khoa thì có bị tiểu dắt không ạ? Vì em hay thấy sót nơi *m đ*o...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY