Tâm lý học và lâm sàng hôm nay

Bằng chứng và phục hồi trí nhớ: dấu hiệu tâm lý bất thường và biểu hiện lâm sàng

Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập.

Tổng quan về bằng chứng

Brewin và Andrews (1998) xem xét những bằng chứng tương ứng với từng lí giải. Theo các tác giả, đặc điểm chung bằng chứng là:

Độ tuổi khi hầu hết những sự kiện sang chấn được cho là xảy ra ngoài giới hạn giai đoạn chưa nhớ của trẻ nhỏ.

Có một mức độ (thường xuyên) đáng kể của các bằng chứng về sự kiện căn cứ trên bản chất của những sự kiện đó.

Nội dung của hầu hết những kí ức phục hồi bao gồm nhiều sự kiện đa dạng. Những sự kiện này xảy ra khá thường xuyên và không chỉ giới hạn là lạm dụng T*nh d*c trẻ em.

Những nhà tâm lí được đào tạo bài bản, sử dụng những kĩ thuật bài bản cũng đã thông báo về những trường hợp bệnh nhân phục hồi kí ức.

Hoàn cảnh khôi phục trí nhớ không chỉ giới hạn trong văn phòng nhà tham vấn.

Dựa trên nền tảng này, Brewin và Andrews cho rằng những chứng cứ là không đủ để loại trừ khả năng thực sự phục hồi kí ức, ít nhất là trong một số trường hợp, và mỗi trường hợp cần được xem xét dựa trên tính chất riêng của nó. Dù sao, bởi vì có những nghi ngờ nghiêm trong về tính xác thực của ít nhất là một số kí ức phục hồi, nhiều tổ chức chuyên nghiệp đã đưa ra những hướng dẫn về cách thức nhà lâm sàng nên phản ứng với những báo cáo về “kí ức được phục hồi”. Trong đó điển hình là hướng dẫn của Hội Tâm lí học úc.

Phục hồi “kí ức” được báo cáo một cách tự nhiên hay theo một quá trình đặc biệt.

Nào đó trong trị liệu có thể là chính xác, không chính xác hoặc là xen lẫn thực và giả.

Mức độ niềm tin vào kí ức, những cảm xúc liên quan đến kí ức không nhất thiết liên quan đến tính chính xác của kí ức.

Những bằng chứng khoa học và lâm sàng đang tồn tại không quyết định những kí ức chính xác, không chính xác hay được sáng tạo là đáng tin cậy nếu không có những bằng chứng liên quan.

Nhà tâm lí/trị liệu nên:

Chú ý đến những cách mà họ có thể tạo nên kí ức mà thân chủ thông báo lại thông qua những mong đợi họ truyền đạt, những bình luận, câu hỏi và những phản hồi của họ với thân chủ.

Hãy lưu ý rằng dù cố ý hay vô tình, thân chủ nhạy cảm với những ám thị tinh vi và củng cố.

Hãy tỏ ra thấu cảm và ủng hộ đối với những báo cáo của thân chủ, trong khi bảo đảm rằng họ sẽ không kết luận về tính thực hay giả của việc nhớ lại quá khứ của họ.

Thông báo với bất cứ thân chủ nào đã nhớ lại một kí ức về lạm dụng rằng nó có thể là một kí ức thật về một sự kiện đã từng xảy ra, có thể là một kí ức bị thay đổi hay bóp méo về một sự kiện thực hoặc là một kí ức giả về một sự kiện chưa từng xảy ra.

Trí nhớ được phục hồi

Từ những năm cuối của thập niên 1980, nhiều nhà lâm sàng đã tranh luận rằng nhiều người trưởng thành bị tổn thương lúc bé đã kiềm nén tất cả những kí ức về những sự kiện đó và những kỉ niệm đó chỉ có thể được khôi phục trong quá trình trị liệu tâm lí. Trong một bài viết có ảnh hưởng lớn đến sau này, Bass và David (1988) lí luận rằng những sự kìm nén như vậy là không bình thường và khuyên những nhà trị liệu chấp nhận những “kinh nghiệm được phục hồi” của việc bị lạm dụng T*nh d*c và bỏ qua những hoài nghi ngay cả nếu như họ tìm thấy một phần câu chuyện nào đó là đáng nghi ngờ. Kí ức sau 40 năm sau sang chấn vẫn có thể được phục hồi với khá nhiều chi tiết. Cá nhân có thể mô tả kí ức toàn bộ hay từng phần bị mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm khi họ lớn lên. Khoảng 20 đến 60 phần trăm phụ nữ hoặc trong quá trình điều trị hoặc sau quá trình điều trị kể lại những giai đoạn bị lãng quên về một số hoặc tất cả những sự lạm dụng mà họ đã phải trải nghiệm (Loftus và Ketcham, 1994).

Bản chất của những lạm dụng được kể lại là khá đa dạng, thường gặp nhất là lạm dụng T*nh d*c xảy ra nhiều lần; 6% những cuộc gọi đến Hội Trí nhớ giả của Anh (British False Memory Society) giữa thập kỉ 1990 là báo những vi phạm đạo đức nghiêm trọng, trong khi 18% những người gọi đến tổ chức tương tự của Mĩ cũng báo về câu chuyện tương tự. Trong số này, ở cả 2 nước, không một trường hợp nào được chứng minh cũng như bị truy tố. Những cá nhân được xác định là thủ phạm lại thường là cha mẹ hoặc những thành viên trong gia đình, thường phủ nhận hoặc cho rằng họ đã bị buộc tội oan: có nghĩa là những kí ức được phục hồi về lạm dụng là trí nhớ giả. Dù đúng hay sai thì tác động tiêu cực của những sự buộc tội này đối với gia đình là rất sâu sắc.

Những lí giải về trí nhớ được phục hồi

Hiện tượng phục hồi kí ức đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận. Đã có ba cách giải thích khác nhau về hiện tượng này.

Miêu tả chính xác (accurate accounts)

Kí ức được phục hồi là sự miêu tả đúng về những sự kiện bị lãng quên trước đó và cần được chấp nhận ngay cả khi thiếu thực chứng. Cách lí giải tại sao những sự kiện này lại bị lãng quên tập trung vào cả hai cơ chế vô thức ngăn chặn việc thừa nhận những kí ức dễ dàng phục hồi trong thời điểm sang chấn và việc khơi gợi lại. Cơ chế vô thức đầu tiên là quá trình phân li. Nó là một dạng thay đổi ý thức mà trong đó những chức năng nhận thức và tri giác bình thường bị suy yếu: cá nhân cảm thấy sự việc là không thật và xa lạ với mình. Phân li có thể xuất hiện trong trải nghiệm về sang chấn và nó hoạt động như một cơ chế phòng vệ ngăn chặn việc cá nhân trải nghiệm tác động toàn bộ cảm xúc trước những gì đang diễn ra. Sự phục hồi những cảm xúc liên quan là nghèo nàn, do quá trình xử lí nhận thức rất ít hoặc đã không mã hoá nó. Những kí ức còn lại có thể dở lỡ nhưng lại sống động và mạnh mẽ. Hunter (1997) đã mô tả ba dạng phân li tìm thấy ở những nạn nhân bị lạm dụng khi nhỏ: 1- những kinh nghiệm ngoài thân thể được trải nghiệm và trong kí ức đó, sự kiện như đang diễn ra với ai đó, không giống như bản thân nạn nhận; 2- những nỗ lực ý thức để quên đi sự kiện trong quá trình hoặc sau khi nó xảy ra; và 3- việc sáng tạo một thế giới tưởng tượng, trong đó nạn nhân có thể trốn thoát và cảm thấy an toàn trong và sau khi bị lạm dụng. Thất bại trong việc gợi lại sự kiện là kết quả của sự phân li phủ định và lâu dài nhằm ngăn chặn việc khôi phục những thông tin đã từng được lưu trữ trong bộ nhớ.

Ảo giác

Kí ức được phục hồi chỉ là ảo giác: những kí ức sai lầm này được hình thành từ chính quá trình trị liệu (Zola, 1998). Những kí ức như vậy được “gieo trồng” bởi những nhà trị liệu. Những nhà trị liệu này cho rằng thân chủ của mình là nạn nhân bị lạm dụng. Họ sử dụng phương pháp trị liệu để thuyết phục thân chủ nhớ ra những giai đoạn bị lạm dụng đã bị lãng quên. Khả năng những ảnh hưởng ám thị dẫn đến lỗi về trí nhớ được tăng lên với quyền lực và tính đáng tin cậy của nhà trị liệu, sự lặp đi lặp lại và tính có vẻ thuyết phục/logic của họ.

Quên bình thường

Khôi phục trí nhớ không có gì “đặc biệt”, mà là kết quả của việc quên lãng bình thường (Loftus và Ketcheam, 1994). Lí giải này có thể đặc biệt phù hợp với những giai đoạn sang chấn đơn lẻ, nhưng lại khó áp dụng vào việc quên lãng những giai đoạn sang chấn lặp lại.

Bằng chứng của trí nhớ phục hồi

Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập. Cuộc tranh luận đề cập đến những nghiên cứu liên quan đến quá trình trí nhớ bình thường và những vấn đề mang tính lâm sàng hơn.

Tuổi khi sự kiện xảy ra

Những kí ức hồi phục đôi khi mô tả lại những chuyện xảy ra trước 2 tuổi, thường với nhiều chi tiết quan trọng (Loftus và Ketcham, 1994). Ví dụ, Morton và cs. (1995) thông báo 26% số trường hợp cáo buộc cho là lạm dụng xảy ra khi nạn nhân từ 0 đến 2 tuổi. Do vậy những kí ức này khó có thể tin cậy được. Hầu hết mọi người không có khả năng nhớ lại những kinh nghiệm trong hai, ba năm đầu cuộc đời vì khi đó vùng vỏ não sau này trở thành khu vực lưu trữ trí nhớ dài hạn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa thể xử lí, lưu trữ thông tin dài hạn.

Bằng chứng về những sự bóp méo kí ức cảm xúc mãnh mẽ

Một số nhà lâm sàng (ví dụ Terr 1991) đã cho rằng những kí ức liên quan đến sang chấn không chịu sự chi phối của quá trình của bóp méo hoặc nhạt phai trí nhớ thông thường. Vì vậy kí ức về sang chấn là chính xác hơn những kí ức dài hạn “bình thường”. Khẳng định này có thể bị nghi ngờ, một phần bởi cơ chế né tránh và phân li vừa được mô tả phía trên. Các cơ chế này được cho là can thiệp vào quá trình nhận thức chính xác về sự kiện. Những bằng chứng thực nghiệm cũng chứng minh giả thuyết là không đúng. Ví dụ như Neisser và Harsch (1992) đã yêu cầu những sinh viên một ngày sau thảm hoạ Challenger (vụ nổ tàu con thoi Challenger - ND) miêu tả kí ức cá nhân của họ về sự kiện: họ ở đâu khi xảy ra thảm hoạ và những chuyện tương tự. Hai năm sau, khi được yêu cầu mô tả lại kí ức của họ, một phần ba số sinh viên kể khác nhiều so với lời kể ban đầu của họ. Cần lưu ý rằng có ít liên hệ giữa tính chính xác của “sự thật” được khơi gợi lại và niềm tin của sinh viên vào khả năng gợi lại chúng. Thảm họa Challenger có thể không mang đủ tính sang chấn đối với những người không trực tiếp liên quan và không để lại cho họ những dấu vết kí ức không thể phai mờ. Việc liệu một sự kiện mang tính cảm xúc nổi bật hơn có thể gợi ra một quá xử lí trí nhớ khác là không rõ ràng, mặc dù theo nhiều nghiên cứu ca mà trong đó những kí ức dài hạn và sự kiện thật không nhất quán ở nhiều điểm, không có một quá trình xử lí trí nhớ khác với những sự kiện mang cảm xúc mạnh mẽ hơn bình thường (Zola, 1998). Tất nhiên, luận điểm này có thể còn nghi ngờ tính chân thực của kí ức phục hồi, nhưng không khẳng định rằng liệu những sự kiện đó đã thực sự xảy ra hay không.

Bằng chứng:

Việc có được những chứng cứ về việc lạm dụng T*nh d*c lúc nhỏ rõ ràng là rất khó khăn. Tuy nhiên, Feldman-Summers và Pope (1994) đã tìm thấy một vài mức độ của chứng cứ trong 47% những trường hợp mà họ nghiên cứu, bao gồm việc người lạm dụng thừa nhận một phần hoặc tất cả những lạm dụng được nhớ lại hoặc một người khác kể lại. Trong một điều tra độc lập khác của các nhà tâm lí lâm sàng Anh (xem Brewin và Andrews, 1998), tỉ lệ này là 41%.

Những điều kiện của việc tái hiện:

Rõ ràng, nếu những kí ức khôi phục là hiện tượng phát sinh do quá trình trị liệu, phần lớn những kí ức phải xuất hiện trong quá trình trị liệu. Nhưng thực tế lại không như vậy. Feldman-Summers và Pope (1994) tìm thấy rằng hơn một nửa những kí ức như vậy được phục hồi trong khi trị liệu, 44% tái hiện trong những bối cảnh khác. Ngược lại, Goodyear-Smith và cs. (1997) trên cơ sở tổng quan từ một số nghiên cứu cho thấy hơn 80% những ca lạm dụng T*nh d*c, kí ức thường tái hiện khi nạn nhân đang được trị liệu tâm lí.

Những nỗ lực nhằm lãng quên

Yếu tố then chốt trong cuộc tranh luận về những kí ức bị kìm nén là giả định cho rằng những người trưởng thành nhớ lại những sang chấn lúc nhỏ đã từng sử dụng cơ chế đương đầu vô thức làm cho họ quên đi sự kiện mà họ đã trải qua. Nếu điều này là đúng thì phần đông những người đã từng trải qua sang chấn khi nhỏ đều sử dụng những chiến lược đương đầu tương tự và sẽ có những vấn đề gợi nhớ lại tương tự. Những bằng chứng phản bác lại giả thuyết này đã tìm thấy ở nhiều nghiên cứu về các trẻ đã từng trải qua các sự kiện sang chấn và những sự kiện này là một vấn đề của ghi nhớ quá khứ. Các sự kiện có thể là việc bị bắt cóc, diệt chủng hoặc chứng kiến bố mẹ bị giết và trẻ vẫn có thể nhớ về chúng một cách chính xác (Zola, 1998). Trong từng ca, không có chứng cứ nào về việc kìm nén kí ức, thực tế nhiều người lại có thể nhớ một cách sống động và chi tiết sự kiện mà họ rất muốn quên đi này.

Những người ủng hộ giả thuyết về trí nhớ bị kìm nén phản bác lại những luận điểm trên bằng cách cho rằng lạm dụng T*nh d*c khác với những dạng sang chấn khác và rằng và kéo theo cách đương đầu riêng. Họ tranh luận rằng bởi vì lạm dụng thường do cha mẹ hoặc những người quen biết, gần gũi và thường xảy ra khi nạn nhân bị cô lập hơn là khi có người đồng hành nên hậu quả của nó là độc nhất vô nhị. Người ta cũng cho rằng kí ức của những sự kiện sang chấn đơn lẻ xảy ra một lần thường được giữ lại trong khi những sang chấn kéo dài và lặp lại thì thường bị kìm nén (Terr, 1991). Cơ chế ghi nhớ chính xác có thể tạo ra khác biệt này là không rõ ràng.

Bằng chứng của sự tạo ra kí ức sang chấn giả

Những người phản bác lại khái niệm trí nhớ phục hồi cho rằng những kí ức như vậy thường là kết quả của những câu hỏi của nhà trị liệu và là kết quả của ám thị về lạm dụng thủa nhở được gieo vào đầu những người chưa từng trải qua chuyện đó. Có khá nhiều bằng chứng cho rằng đây là một giả thuyết có thể đúng, ít nhất đối với một vài trường hợp kí ức được phục hồi. Trong một ví dụ cơ bản cho vấn đề này, Piaget (1954) là một người trưởng thành có khả năng gọi lại một số kí ức chi tiết về việc ông ta đã bị bắt cóc lúc 2 tuổi. Mặc dù đây là một chuyện chưa từng xảy ra nhưng một y tá của gia đình đã kể với Piaget như vậy. Năm 1998, Loftus và Coan đã đưa những bằng chứng mang tính thực nghiệm hơn. Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành đã được hỏi về những sự kiện thời thơ ấu, một trong những sự kiện đó chưa bao giờ xảy ra, và một thành viên gia đình của họ có mặt trong buổi phỏng vấn đó làm nhiệm vụ “nhắc” họ về sự kiện chưa từng xảy ra đó. Sau đó, có 6 trên 24 người được phỏng vấn đã “nhớ ra” sự kiện chưa từng tồn tại và thêm những chi tiết về câu chuyện đó. Sử dụng một phương pháp tương tự, Hyman và cs. (1995) đã hỏi những sinh viên đại học về nhiều sự kiện thời thơ ấu mà chưa từng xảy ra, bao gồm chuyện từng phải nhập viện vào nửa đêm do nhiễm trùng tai. Cuối buổi phỏng vấn, mặc dù không có người nào đã “nhớ ra” sự kiện giả đó, họ được khuyến kích nhớ ra nhiều thông tin hơn về họ trước buổi phỏng vấn sau. Và trong buổi phỏng vấn thứ hai, một phần tư những người tham gia đã nhớ ra những thông tin chi tiết về sự kiện giả đó.

Rút lại:

Mặc dù tỉ lệ những người làm như vậy là không rõ, nhiều người nhớ ra những kí ức sang chấn cuối cùng đã chối bỏ rằng những kí ức đó chưa bao giờ thực sự xảy ra, rằng đó chỉ là hệ quả trong quá trình trị liệu. Câu chuyện của Claire, một người đã rút lại những tuyên bố về việc bị lạm dụng T*nh d*c bởi một thành viên trong gia đình mình là một ví dụ. ở đây, câu chuyện của Claire tập trung vào sức mạnh của nhà trị liệu đối với cô, cách thức mà ông ta đã đẽo gọt kí ức của cô và cách mà cô sau này nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực của ông ta với mình:

Nhìn lại, thật khó để hiểu làm thế nào mà mọi chuyện lại trở nên tiêu cực và đi quá xa như vậy. Làm thế nào mà một mối quan hệ với nhà trị liệu lại trở thành tiêu điểm duy nhất - hoàn toàn - của cuộc sống tôi trong ba năm liền? Làm thế nào mà tôi đã bán đi linh hồn mình, bản thân mình cho một người khác? Làm thế nào tôi lại bị ngã gục trước bùa mê của một người đàn ông trong khi ông ta, hoá ra, lại có vấn đề với chính cuộc đời mình; một người đàn ông tự bản thân quá thiếu hụt về mặt tâm lí đến nỗi ông ta cần tôi và những người khác bị “bệnh” để cho ông ta có thể trở nên mạnh mẽ và quyền lực. Tôi đã tin người đàn ông đó với cuộc sống của tôi - tâm hồn tôi. Tôi chia sẻ mọi thứ với ông ta - giấc mơ của tôi, những khao khát của cuộc đời tôi. Tôi thú nhận những tội lỗi của tôi với ông ta. Ông ta là người chồng của tôi, là mẹ, là cha, là chị em, là bạn thân và là thầy giáo. Hình mẫu của tôi. Ông ta là tất cả với tôi. Tất cả những gì ông ta nói, tôi đều đồng ý. Làm sao ông ta có thể sai? Cuộc sống của tôi gắn với cuộc sống của ông ta, khả năng tự suy nghĩ của tôi biến mất. Tôi đã nghĩ rằng ông ta muốn tôi suy nghĩ. Tôi đã tin tưởng những gì ông ta muốn tôi tin tưởng. Tôi đã trở thành cái mà ông ta muốn tôi trở thành.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/bang-chung-va-phuc-hoi-tri-nho/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY