Bạn nên biết hôm nay

Răng đã hỏng vẫn có thể phục hồi nguyên trạng về y học

Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện.
Mất răng vĩnh viễn là tổn thương rất thường gặp. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999, số răng bị mất trung bình ở người trên 45 tuổi là 6,64 và số người được làm răng giả dưới 2%.

Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện. Mất răng nhiều có thể gây mất cân đối vùng mặt. Do đó mất răng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý e ngại khi giao tiếp của người bệnh. Vì vậy, việc phục hồi răng mất là nhu cầu thiết yếu của người bệnh và nhiệm vụ của bác sĩ răng hàm mặt.

phục hồi răng mất, có nhiều phương pháp đã được áp dụng, bao gồm:

- Phục hình tháo lắp (hàm nhựa, hàm khung…): đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp…Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vướng cộm, cần thời gian thích nghi, hàm giả tựa lên niêm mạc làm tăng quá trình tiêu xương, độ bền hàm giả kém

- Phục hình cố định bằng cầu răng ( cầu dán, cầu chụp…): răng giả được cố định vào răng bên cạnh, ít vướng, dễ thích nghi, ăn nhai không đau, phục hồi phần lớn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng mất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi hai răng bên cạnh còn cố định tốt, không có chỉ định cho các trường hợp mất răng vùng cuối cung hàm, không còn răng phía xa.

Mặt khác, khi làm cầu răng phải mài răng bên cạnh (răng trụ cầu), gây ảnh hưởng đến răng làm trụ cầu và tỷ lệ tồn tại của cầu răng thấp.

Để khắc phục các nhược điểm trên và tăng hiệu quả điều trị, giải pháp tối ưu hiện nay là phục hình răng mất bằng cách cấy trực tiếp răng nhân tạo vào xương hàm tại nơi mất răng để thay thế răng mất, không lệ thuộc vào răng bên cạnh và không gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Phương pháp này còn gọi là phương pháp cấy ghép nha khoa (Dental Implant), có nhiều ưu điểm và tỷ lệ thành công cao.

1. Khám lâm sàng và lên kế hoạch điều trị.

2. Chụp Xquang vùng mặt để đánh giá tổn thương

3. Đánh giá hình thái xương, mức độ tiêu xương và đo mật độ xương vùng cấy ghép

4. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm

5. Lấy mẫu hàm và chế tạo máng hướng dẫn

6. Quy trình cấy ghép Implant:

Răng Hàm Mặt, BVĐK Hà Đông

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rang-da-hong-van-co-the-phuc-hoi-nguyen-trang-ve-y-hoc-15646.html)

Tin cùng nội dung

  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Y học phục hồi và (YHPH) và vật lý trị liệu (VLTL) có mục tiêu chung là phục hồi hình thể và chức năng nhằm khôi phục khả năng hoạt động vốn có của người khuyết tật mắc phải
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Như một phép lạ kỳ diệu, bé trai 3 tuổi Adonis Ortiz ở Mỹ đã hồi phục mau chóng sau khi cấy ghép tới 5 cơ quan nội tạng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY