Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân không ngờ khiến răng bị nhạy cảm

Chải răng không đúng cách, sâu răng, dùng bàn chải lông cứng... là nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm.

Chải răng không đúng cách

Chải răng không đúng cách khiến răng nhạy cảm. nguồn ảnh: internet

Việc tác động lực quá mạnh hay sử dụng bàn chải chất liệu cứng, không đúng kích thước vô hình trung khiến cho răng và nướu bị tổn thương, dẫn đến răng bị ê buốt.

Tụt nướu

Đây là hiện tượng lộ chân răng do nướu bị co lại, thấy rõ nhất khi người bệnh bị viêm lợi.

Sâu răng

Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng, khi lỗ sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. từ đó khiến răng dễ bị ê buốt.

Thường xuyên ăn thực phẩm chứa acid

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid cao bao gồm: cam, trà, dưa chua, cà chua, cóc, xoài, quýt,… nếu ăn quá nhiều đều có thể gây xói mòn men răng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều cùng lúc các thực phẩm chứa hàm lượng acid cao, nên ăn cùng sữa hoặc phô mai, các thực phẩm có tính trung hòa để giảm hoạt động của acid.

Sử dụng bàn chải lông quá cứng

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu, đau nướu, tổn thương mô nướu sau khi đánh răng thì khả năng cao lông bàn chải đang quá cứng. cùng với hoạt động chải răng, lông bàn chải cứng sẽ vô tình gây tổn thương nướu, lâu dần làm lộ lớp ngà trong răng. vì thế, răng dễ bị ê buốt kể cả khi đánh răng, ăn uống hay vệ sinh răng khác.

Làm thế nào để phòng tránh răng nhạy cảm?

Sau đây là những cách bạn có thể dùng để phòng tránh sự nhạy cảm của răng hoặc giảm bớt cảm giác khó chịu khi răng nhạy cảm.

Giữ chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý: đánh răng ít nhất 2 lần một ngày bằng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng. luôn nhớ xỉa răng bằng chỉ tơ nha khoa bởi chỉ tơ có thế làm sạch những góc mà bàn chải không thể chạm tới được. súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng. lựa chọn loại nước súc miệng không cồn với hàm lượng fluoride để giảm nguy cơ răng nhạy cảm. dùng nước súc miệng trước khi đi ngủ để tác dụng của nước súc miệng không bị mất đi quá nhanh.

Thay đổi thói quen ăn uống: tránh xa các đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua, cam, chanh. tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh. ăn nhiều thức ăn cay sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến sự nhạy cảm. thêm vào đó, các thức ăn mặn sẽ càng làm trầm trọng vấn đề hơn, đặc biệt khi men răng đã bị tổn thương. chúng có thể dễ dàng chạm tới phần chân răng của bạn, dẫn đến những cơn đau nhói. thay vào đó hãy luyện tập một chế độ ăn cân bằng. ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng. nguồn chất xơ tốt là các loại hoa quả khô như chà là, nho khô, quả vả, và các loại hoa quả tươi như chuối và táo. bạn cũng nên ăn các loại rau như các loại đậu, cải bắp, đậu hà lan, đậu phộng, quả hạnh nhân. trong trường hợp bạn không thể đánh răng nhiều lần trong ngày, ăn một trái táo là gợi ý đơn giản nhất cho bạn.

Tăng cường canxi: Canxi là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các vấn đề về răng. Các thức ăn từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng, với các lựa chọn như sữa, sữa chua và pho-mát. Nếu bạn lo lắng về cân nặng và lượng cholesterol, có thể lựa chọn sữa không béo hoặc sữa chua ít béo. Một lựa chọn khác nữa là các loại rau có lá như rau bông cải xanh, cá, quả hạnh nhân, hạt Brazil và các loại đậu khô.

Uống lượng nước hợp lý: Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt sau khi ăn, bởi nó giúp làm trôi đi các mảng bám trên răng.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/nguyen-nhan-khong-ngo-khien-rang-bi-nhay-cam-67127.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguyen-nhan-khong-ngo-khien-rang-bi-nhay-cam/20221020110835103)

Chủ đề liên quan:

răng bị nhạy cảm sâu răng

Tin cùng nội dung

  • Một số loại thực phẩm nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn có thể khiến con Tu vong.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)thì người lớn và trẻ em cần phải cắt giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt, giảm phân nửa ở bắc Mỹ và Tây Âu, thậm chí nhiều hơn ở những khu vực khác để giảm nguy cơ béo phì và sâu răng.
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY