Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lý giải hiện tượng hơi thở có mùi giống phân

Hôi miệng hay hơi thở có mùi khó chịu thường do thực phẩm hoặc đánh răng không đúng cách gây ra. Tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mắc bệnh.

Hôi miệng hay hơi thở có mùi khó chịu thường do thực phẩm hoặc đánh răng không đúng cách gây ra. Tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mắc bệnh.

Mùi kẹo dẻo

Theo mirror, một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại một chính là hơi thở có mùi như kẹo dẻo hoặc ammonia. điều này xảy ra khi cơ thể thiếu insulin nên không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, phải phá vỡ các chất béo thay thế.

Hôi miệng có thể do một số bệnh gây ra

Nếu hơi thở có mùi như vị trái cây hoặc như mùi sơn móng tay thì nhiều khả năng đang có vấn đề nhiễm ceton acid tiểu đường. Khi cơ thể không thể sử dụng đường như một nguồn năng lượng mà chỉ có chất béo là "nhiên liệu" thì trong quá trình phân giải lipid, chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể thông qua hệ thống hô hấp, khiến hơi thở có mùi hôi.

Mùi băng phiến

Những người có vấn đề về xoang luôn thở ra mùi giống như băng phiến. Tiến sĩ Katz, đồng sáng lập ra hãng sản xuất các sản phẩm chăm sóc răng miệng The Breath Co, cho biết: “Điều này là do các chất nhầy hình thành khi bị nghẹt mũi hay tắc nghẽn cổ họng khiến lượng protein trở nên dày đặc. Cơ thể không phá vỡ được protein nên gây ra mùi đặc biệt này”. Trong trường hợp này, nên sử dụng các loại Thu*c thông mũi hoặc đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ bị viêm xoang.

Mùi sữa chua

Một chế độ giàu protein nhưng ít carbohydrate là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi sữa chua. Giống như bệnh tiểu đường, khi cơ thể có ít carbohydrate để chuyển hóa thành năng lượng, nó sẽ đốt cháy chất béo và protein. Khi đó, các protein tiêu thụ từ chế độ ăn uống này sẽ tạo ra mùi khó chịu. Cần bổ sung thêm nhiều carbohydrate vào chế độ ăn uống hàng ngày bởi chỉ đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chưa đủ để loại bỏ mùi hôi này.

Mùi thịt thối

Tiến sĩ Katz cho biết amidan bị nhiễm khuẩn và viêm, gây khó khăn cho quá trình phá vỡ các chất hóa học của vi khuẩn ở mặt sau lưỡi. Trong một số trường hợp hiếm, mùi thịt thối cũng là triệu chứng của bệnh xơ gan. Hầu hết các trường hợp viêm amidan đều tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng một tuần. Trong thời gian đó, nên uống nhiều nước và súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ.

Mùi hôi như ngủ dậy buổi sáng

Khi mới thức dậy, hơi thở đều có một mùi đặc trưng, nhưng sau khi đánh răng mà vẫn không giảm được vấn đề này, nguyên nhân có thể là do chứng khô miệng. Tiến sĩ Katz cho biết do lượng nước bọt tiết ra không đủ như mức bình thường, khiến vi khuẩn tích tụ, dẫn đến hôi miệng.

Nên uống nhiều nước để trị hôi miệng hiệu quả

Hậu quả của triệu chứng này có khả năng kéo dài và nghiêm trọng, gây ra các bệnh sâu răng và viêm nướu. nếu gặp các triệu chứng như khát không ngừng, môi nứt nẻ, đau họng và lưỡi bỏng rát, hãy đến gặp bác sĩ và đảm bảo uống nhiều nước hơn.

Mùi cá tanh

Nitơ là thủ phạm chính gây ra mùi tanh của hơi thở và rất có thể bạn đang gặp vấn đề về thận. Nếu thận hoạt động không đúng cách, nitơ sẽ tích tụ và gây mùi. Khi thận gặp rắc rối, các độc tố trong cơ thể sẽ không được nó loại bỏ ra khỏi máu. Vì vậy lúc này chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể và phát tán ra hệ hô hấp. Đó là câu trả lời tại sao hơi thở lại hôi.

Mùi phân

Nướu bị nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi giống như phân do quá trình sản xuất các hóa chất của vi khuẩn kỵ khí. Tiễn sĩ Katz cho biết: “Loại nhiễm trùng mà con người thời hiện đại dễ mắc nhất chính là nhiễm trùng nướu. Hơi thở giống mùi phân có thể do không xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc do tắc nghẽn trong đường ruột.

Theo Ngọc Lưu/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/Hoi-mieng-va-nguy-co-mac-nhieu-loai-benh-d59175.html?fbclid=IwAR3yQrvyrGdI8J3-BN_WgHqfvJQKwdIh3LFdhaGwyRCZC-iHu9ZGPAXlMR4

Theo Ngọc Lưu/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ly-giai-hien-tuong-hoi-tho-co-mui-giong-phan/20211028104031705)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Hôi miệng có nghĩa là hơi thở bạn có mùi khó chịu làm người khác chú ý khi bạn nói hay thở ra
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY