Cây thuốc quanh ta hôm nay

Giảm đau nhức do sâu răng với cây men sứa

Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua. Dược liệu có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, sinh cơ. Lá để làm Thu*c thì chỉ dùng lá bánh tẻ để tươi hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu có vị đắng chát, tính bình, không độc, có tác dụng thu sáp, chỉ tả, tiêu độc cầm máu.

cây men sứa còn có tên gọi là cây chạo, lá tản, lấu đỏ, bầu giác, bồ giác,… là loại cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ 1 - 9m, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục thuôn, rộng nhiều hay ít, thon hẹp dài về phía gốc, nhọn mũi, màu lục hay nâu lục, có khi nâu đỏ ở mặt trên, sáng màu hơn ở dưới, dạng màng. Hoa màu trắng nhạt, phân nhánh ở ngọn. Quả hạch bầu dục, có khi gần hình cầu, mang đài hoa tồn tại, màu đỏ có 2 hạch với 5 cạnh và rãnh lưng. Hạt 1 trong mỗi ô, màu đen. Mùa ra hoa vào tháng 5 - 7.

Một số bài Thu*c thường dùng

Bài 1: Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh: Rễ men sứa 15g, sắc với 250ml nước còn 100ml nước, uống làm một lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

Bài 2: Phụ nữ băng huyết sau sinh, bạch đới: Lá men sứa để tươi 20g, lá tiết dê 16g, lá huyết dụ 16g. Tất cả rửa sạch, để ráo nước giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày uống 2 lần, dùng liền 3 ngày.

Bài 3: Chữa tiêu chảy (do lạnh bụng): Lá men sứa 20g, lá sim 30g , sắc với 350ml nước còn 150ml nước, uống làm một lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

Bài 4: Chữa tiểu sẻn đỏ do nóng: Lá men sứa 16g, rễ cây ráng 12g, lá huyết dụ 12g, lá tiết dê 10g, ngũ bội tử 4g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 5: Hỗ trợ cắt cơn sốt rét: Lá men sứa 40g, lá na 40g, vỏ cây gòn 30g, lá thường sơn 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sắc với 550ml nước còn 200ml nước, chia 3 lần trong ngày.

Bài 6: giảm đau nhức do sâu răng: Lá men sứa 50g sắc với 350ml nước còn 100ml nước, chia 3 uống lần uống trong ngày.

Ngoài ra, một số địa phương bà con thường lấy lá men sứa để chữa mẩn ngứa, vết thương chảy máu nhanh lành miệng. Cách dùng là lấy lá men sứa thái nhỏ, rửa sạch sắc đặc tắm hoặc rửa vết thương ngày nhiều lần.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giam-dau-nhuc-do-sau-rang-voi-cay-men-sua-5488.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY