Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

7 bài Thuốc phục hồi sức khoẻ cho người suy nhược Y học cổ truyền

Chứng tâm căn suy nhược (thần kinh suy nhược) do nhiều nguyên nhân như: căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều, áp lực làm việc, học tập quá sức,…
Chứng tâm căn suy nhược (thần kinh suy nhược) do nhiều nguyên nhân như: căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều, áp lực làm việc, học tập quá sức,… dẫn đến tinh thần gây mệt mỏi, hay phiền muộn, mất ngủ, hồi hộp,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ tốt, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

Bài 1: Bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 8g, táo nhân 8g, đẳng sâm 12g, ý dĩ 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 8g, kỷ tử 12g, đỗ đen sao 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 7-10 ngày. Dùng thích hợp với người có biểu hiện ăn kém, ngủ ít, người mệt mỏi, hồi hộp,…

Bài 2: Nhân sâm 20g, đường phèn 30g, hạt sen 10 cái. Hạt sen bỏ tâm, nhân sâm ngâm mềm thái mỏng, cho vào bát nhỏ và đường phèn hấp cách thủy 1-2 giờ. Mỗi ngày một lần, uống nước, ăn hạt sen. Dùng thích hợp với người có biểu hiện tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn,…

Bài 3: Long nhãn 10g, gạo lức 50g. Ngâm long nhãn vào nước ấm một lúc, sau đó rửa sạch. Gạo lức cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi gạo chín cho long nhãn vào, đun nhỏ lửa ninh nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần. Dùng tốt cho người có biểu hiện tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay quên.

Bài 4: Trứng chim cút 4 quả luộc chín, bóc bỏ vỏ; hạt sen 15g bỏ tâm, long nhãn 10g rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước ninh trong 30 phút. Khi ăn thêm chút đường phèn, ăn cái, uống nước. Dùng tốt cho người mệt mỏi, mất ngủ, hay mê mộng, hồi hộp, trí nhớ giảm sút, chán ăn.

Bài 5: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Thiên ma rửa sạch, óc lợn bỏ màng ngoài rồi rửa sạch. Tất cả cho vào tô canh, để vào nồi đổ nước hầm cách thủy khoảng 2 giờ, khi ăn cho thêm gia vị. Dùng tốt cho người suy nhược thần kinh do căng thẳng tâm lý, ức chế, buồn bực, rối loạn chức năng gan, tâm thần không yên.

Bài 6: Câu đằng 12g, cúc hoa 8g, thảo quyết minh 12g, cam thảo dây 12g, tô ngạnh 8g, hương phụ 8g, chỉ xác 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 7-10 ngày. Dùng thích hợp với người có biểu hiện tinh thần uất ức, hay phiền muộn, ngực đầy tức, bụng trướng đầy hơi, ăn kém,...

Bài 7: Quả dâu tươi chín rửa sạch, xay nhỏ, lấy vải lọc lấy nước, cho vào nồi nấu, thêm mật ong vừa đủ nấu sôi, để nguội cho lọ bảo quản nơi khô mát, chia uống 1-2 thìa canh một lần cùng nước ấm hai lần vào sáng sớm và tối. bài Thuốc này dùng tốt cho người tinh thần mệt mỏi, hồi hộp, hay mất ngủ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-bai-thuoc-phuc-hoi-suc-khoe-cho-nguoi-suy-nhuoc-y-hoc-co-truyen-15038.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY