Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bánh giày của người Mông Mù Cang Chải

Bánh giày đã trở thành món ăn truyền thống và được coi là món bánh đặc sản của người dân tộc Mông.

Bánh giày đã trở thành món ăn truyền thống và được coi là món bánh đặc sản của người dân tộc mông. từ thời xa xưa cho đến ngày hôm nay bánh giày là món không thể thiếu trong ngày tết, đặc biệt là trong lễ cưới, giỗ tổ tiên hay lễ đặt tên cho trẻ nhỏ...

Bánh giày có hình tròn và dẹt, người Mông quan niệm rằng hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời bởi chúng là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất…

Bánh giày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp thơm được hấp thành xôi. Vật dụng chính là máng gỗ, mẹt, chày gỗ, lá chuối lá dong hoặc trứng gà.

Công đoạn đầu tiên là gạo vo sạch được đun đồ hấp thật lâu khoảng 2-3 tiếng sao cho thật dẻo sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày gỗ để giã. Tranh thủ khi nóng phải giã thật nhanh cho thật mịn nếu để nguội thì khó thực hiện, yêu cầu là người giã phải khoẻ mạnh và khôn khéo, thường là hai thanh niên đứng hai bên máng để giã.

Sau khi giã thật nhuyễn uốn nắn từng nắm để cho vào mẹt, với bàn tay khéo léo và tỉ mỉ thường là của người phụ nữ nặn thành từng cái hình tròn dẹt, khum khum và cho vào mẹt có quấn theo lá dong tươi hay lá chuối xanh để ngăn các chiếc bánh kết dính với nhau. Mùi thơm của lá dong, lá chuối càng góp phần làm cho món bánh thêm đậm chất đồng quê gắn liền với thiên nhiên hoà quyện với những con người cần cù lao động, thật thà và chất phác.

Trước khi đó các mẹt để chứa bánh giầy đã được rửa thật sạch và được bôi trơn bởi hỗn hợp mỡ và một ít sáp ong đun lên, khi cho bánh giày vào mẹt sẽ không bị kết dính mà dễ thực hiện động tác nặn hơn. nhiều nơi, người ta còn cho quả trứng gà lăn đi lăn lại đều trong mẹt để chống các cái bánh kết dính với nhau.

Ở Mù Cang Chải (Yên Bái), chủ yếu là sử dụng hỗn hợp mỡ và sáp ong đun nóng lên. Một điều đặc biệt là trong khi các chàng trai giã bánh thì thường các cô gái sẽ thầm lặng quan sát và có sự lựa chọn khôn khéo người bạn đời cho mình. Bởi vì, theo quan niệm của các cô gái người Mông phải lấy được anh chàng nào cao to vạm vỡ, khoẻ mạnh thì mới có sức khoẻ vác gỗ, cày bừa được mùa như ý, chăm lo được cho gia đình sau này.

Bánh thường ngon hơn khi mới làm xong để thưởng thức trọn vẹn mùi hương thơm đậm đặc vị xôi quê, thơm ngon riêng biệt của miền sơn cước. Có thể rán hay nướng lên để ăn, tuyệt vời hơn khi chấm với mía đường hoặc mật ong.

Đến với mù cang chải, mỗi du khách đều không thể bỏ qua đặc sản bánh giày chấm với mật ong quê xứ mù. đây là một cách thưởng thức mà bất cứ ai không thể nào quên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/banh-giay-cua-nguoi-mong-mu-cang-chai-5657650.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY