Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bão số 14 cách quần đảo Trường Sa khoảng 150 km về phía Tây Nam

BNEWS Vào hồi 19 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão số 14 ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 150 km về phía Tây Nam.

bnews vào hồi 19 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão số 14 ở vào khoảng 10,3 độ vĩ bắc; 113,6 độ kinh đông, cách đảo song tử tây (quần đảo trường sa) khoảng 150 km về phía tây nam.

Đường đi của bão số 14 cập nhật đến 19 giờ ngày 20/12. Ảnh: https://nchmf.gov.vn/

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 19 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão số 14 ở vào khoảng 10,3 độ vĩ bắc; 113,6 độ kinh đông, cách đảo song tử tây (quần đảo trường sa) khoảng 150 km về phía tây nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.
Dự báo từ 19 giờ ngày 20/12 đến 19 giờ ngày 21/12, bão  số 14 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15 km và có khả năng mạnh thêm.

Vị trí tâm bão lúc 19 giờ ngày 21/12 ở khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 110 km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông từ 19 giờ ngày 20/12 đến 19 giờ ngày 21/12 (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Từ 19 giờ ngày 21/12 đến 19 giờ ngày 22/12, bão số 14 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km.

Vị trí tâm bão lúc 19 giờ ngày 22/12, ở khoảng 8,3 độ vĩ bắc; 108,7 độ kinh đông, cách côn đảo khoảng 230 km về phía đông đông nam. sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
từ 19 giờ ngày 22/12 đến 19 giờ ngày 23/12, bão số 14 di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. vị trí tâm áp thấp nhiệt đới lúc 19 giờ ngày 23/12 ở khoảng 8,3 độ vĩ bắc; 105,6 độ kinh đông, trên vùng biển các tỉnh từ sóc trăng đến cà mau. sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 9.
trên biển, vùng biển khu vực giữa và nam biển đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo trường sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 5,0-7,0 m. cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3./.

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/bao-so-14-cach-quan-dao-truong-sa-khoang-150-km-ve-phia-tay-nam/181423.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất phát từ cảng Quốc tế Cam Ranh, sau 36 giờ lênh đênh trên biển cùng con tàu Kiểm ngư Việt Nam KN 490. Sáng sớm ngày 15/4, Đoàn công tác Công đoàn Y tế Việt Nam rời tàu đến thăm, giao lưu và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo Sơn Ca
  • Mới học đến lớp 7, nhưng bà Hoàng Thị Sửu (TP Đồng Hới, Quảng Bình) mạnh dạn mở xưởng đóng tàu công suất đến nghìn mã lực, vươn khơi vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Vào 10h ngày 3/9, tổ bay trực thăng Mi 171 từ Trường Sa do thượng tá phi công Ngô Vi Sơn, Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Sang ngày thứ 7, tàu của chúng tôi chính thức đặt chân lên Cô Lin, điểm đảo chỉ nhỏ như một vết chấm trên bản đồ, song đã đi vào lịch sử nước nhà
  • Mình hiểu tâm trạng của một người vợ cảnh sát biển đang công tác tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi Trường Sa thân yêu
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY