Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trái ngọt từ những chuyến đi biển cuối năm

(MangYTe) - Những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngư dân lại tất bật cho những chuyến đi biển cuối năm. Ngoài những đồ dùng thiết yếu cho việc đánh bắt hải sản, ngư dân đã chuẩn bị thêm những phong bao lì xì để có thể trao cho nhau chúc nhau may mắn khi đón Tết Nguyên đán ngay trên vùng biển quê hương.

Sau những ngày bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngư dân các tỉnh miền Trung đồng loạt ra khơi đánh bắt thủy sản phục vụ thị trường cuối năm và xuất khẩu. Cảng cá Hòn Rớ, cảng cá lớn nhất tại Khánh Hòa những ngày cuối năm luôn nhộn nhịp tàu cá ra vào. Trên cảng, đủ loại hải sản đang được những người phân loại, chỗ này là cá cơm, chỗ kia là ghẹ, nơi khác là các loại mực... Cá, mực, tôm, cua, ghẹ lớn nhỏ liên tục được mang lên từ trong những hầm chứa trên các khoang tàu rồi nhanh chóng chuyển xuống sân bến cảng.

Ngư dân đưa cá lên từ khoang tàu để xuất bán tại cảng. Ảnh: X.L 

Nét mặt rạng rỡ hiển hiện trên khuôn mặt ngư dân Trần Đức Bảo, thuyền trưởng tàu cá KH 96634 TS, ở phường Vĩnh Phước (TP Nha Trang). Tàu cá của ông Bảo vừa cập cảng Hòn Rớ mang theo 2 tấn mực cùng 1 tấn cá ngừ. Sau thời gian dài gần 4 tháng tạm dừng bám biển do ảnh hưởng dịch COVID-19, nay tàu ông Bảo mới bám biển trở lại và chuyến đi biển này ông Bảo cùng các bạn tàu đã hưởng trái ngọt từ mẹ biển.

Cũng như ông Bảo, ông Văn Đức Trai, thuyền trưởng tàu QNG 98308 TS vừa cập cảng sau chuyến đánh bắt xa bờ mang theo 6 tấn cá ngừ. “Chuyến này, 10 anh em trên tàu chúng tôi chia nhau số tiền lời gần 150 triệu đồng”, ông Trai hồ hởi nói.

Sau những chuyến đi biển trở về sau thời gian phải nằm bờ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hàng chục tàu công suất lớn của ngư dân Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định lại tất bật chuẩn bị cho những chuyến đi biển tiếp theo. Ngoài bến cảng, nhiều tàu đánh bắt “no” cá, mực vào giao hàng nhưng cũng nhiều tàu công suất lớn đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Với ngư dân, không gì vui bằng ra khơi tàu đầy cá, về cảng tiêu thụ nhanh. Hàng trăm cây đá từ các nhà máy đá “chảy” xuống các tàu. Nước uống, lương thực, thực phẩm cũng được các chủ tàu đưa lên tàu một cách khẩn trương để chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày tại các ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. 

Ngư dân lại chuẩn bị ngư lưới cụ để ra khơi bám biển. Ảnh: X.L 

Không chỉ tại cảng cá Hòn Rớ, Nha Trang, tại Bình Định, những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các tàu cá cũng đã chuẩn bị để sẵn sàng cho những chuyến biển xuyên Tết. Ngoài đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày để đánh bắt hải sản, các ngư dân cũng mua thêm thịt lợn, gà, vịt và bia, nước ngọt, trái cây, bánh kẹo để vui đón Tết Nguyên đán trên biển. Chuyến ra khơi lần này các tàu cá có thể sẽ đánh bắt xuyên Tết kéo dài sang những ngày đầu năm mới Âm lịch. Vì thế, các ngư dân cũng chuẩn bị sẵn lịch Tết và các bao lì xì để chúc mừng năm mới cho các ngư dân trên tàu của mình. Các ngư dân cũng rất vui vẻ, phấn khởi, sẵn sàng đón Tết xa nhà.

Vừa cập bến cảng cá quy nhơn được 4 ngày để xuất bán cá, anh đỗ văn đức, chủ tàu bđ 95183 (thị xã hoài nhơn) cùng 5 ngư dân trên tàu mình lại tranh thủ sắm sửa các vật dụng cần thiết để tiếp tục ra khơi. anh đức cho biết, trong chuyến biển cuối năm âm lịch này, tàu của anh dự kiến đánh bắt hải sản trong khoảng thời gian 15 ngày, vào mùng 2 tết nguyên đán sẽ trở về. dù phải ra khơi trong những ngày tết nhưng các ngư dân trên tàu đều rất phấn khởi. vì theo kinh nghiệm, chuyến biển trong thời điểm này thường trúng cá tôm, đem lại thu nhập cao cho ngư dân. anh đức cùng các ngư dân cũng tự hào vì góp một phần nhỏ bé của mình giữ vững ngư trường sản xuất, bảo vệ biển đảo quê hương.

Đối với các ngư dân, ngư trường hoàng sa và trường sa không chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn là vùng lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc. chính vì vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các ngư dân vẫn đều đặn ra biển xa, tìm nguồn cá sạch để vừa duy trì, phát triển nghề truyền thống cũng vừa góp phần bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc.

“Sau dịch chi phí cho chuyến biển mọi thứ đều tăng cao, bởi hiện giá dầu tăng chóng mặt so với trước. Đặc biệt, việc tìm bạn thuyền đi biển của chủ tàu cũng rất khó khăn. Như tàu tôi hành nghề lưới cản (lưới rê) cần đến 12 bạn thuyền, nhưng khổ nỗi tìm bạn thuyền trong tỉnh đi biển không đủ. Do đó, tôi đành phải thuê xe đưa bạn thuyền ngoài tỉnh ra vào để đi biển nên rất tốn kém. Không những thế, để đi biển được tôi còn phải chạy lo đầy đủ các thủ tục, giấy tờ, xét nghiệm COVID-19 đảm bảo an toàn trước khi lên tàu”, ngư dân Bảo chia sẻ.

Ngư dân ra khơi bám biển để vừa mang lại nguồn lợi kinh tế vừa góp phần bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: X.L

Cách tàu ngư dân Bảo không xa là tàu KH 91791 TS, hành nghề lưới cản của ngư dân Hồ Văn Quyền, ở phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang cũng đang tiếp nguyên liệu 6.000 lít dầu và 800 cây đá để chuẩn bị vươn khơi “săn” cá ngừ đại dương… Gặp chúng tôi, ông Quyền cho biết, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từng bước kiểm soát, tàu ông cũng như nhiều tàu khác được bám biển trở lại nên rất phấn khởi. Vì gần 4 tháng tàu nằm bờ nên ngư dân đều khó khăn. Vì vậy, ông hi vọng chuyến biển vươi khơi trở lại này các tàu đánh bắt đều thuận lợi, trở về cập cảng mang đầy ắp cá để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, cũng như phục vụ xuất khẩu.

Lúc khó khăn nhất cũng là lúc ngư dân các tỉnh miền trung cho thấy bản lĩnh của mình. cùng sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, ngư dân đang tích cực bám biển. trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhất là ảnh hưởng của dịch covid-19, người ngư dân luôn có những phương cách và đồng lòng cùng nhau để những chuyến biển xa bờ vừa mang lại nguồn lợi kinh tế vừa góp phần bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Xuấn Nha - X.L

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/trai-ngot-tu-nhung-chuyen-di-bien-cuoi-nam-118051.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào 10h ngày 3/9, tổ bay trực thăng Mi 171 từ Trường Sa do thượng tá phi công Ngô Vi Sơn, Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất
  • Trong những ngày đất nước đang rộn ràng Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày non sông về một dải...
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Sang ngày thứ 7, tàu của chúng tôi chính thức đặt chân lên Cô Lin, điểm đảo chỉ nhỏ như một vết chấm trên bản đồ, song đã đi vào lịch sử nước nhà
  • Mình hiểu tâm trạng của một người vợ cảnh sát biển đang công tác tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi Trường Sa thân yêu
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
  • Tinh thần yêu nước và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống tốt đẹp ngàn đời, vẫn chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam chúng ta.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY