Điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng. Ảnh: BVCC
Đơn cử như trường hợp bệnh nhi 4 tuổi, được chẩn đoán tay chân miệng độ 3, có biến chứng viêm cơ tim cấp.
Theo lời kể của gia đình, bệnh nhi ở nhà có biểu hiện bệnh lý, đến phòng khám tư nhân thăm khám và được hướng dẫn về nhà tự theo dõi.
Sau khi về nhà tự điều trị, bệnh nhi có biểu hiện kích thích, mệt mỏi, chân tay run, yếu tứ chi và được đưa ngay vào bệnh viện để điều trị.
Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông...
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể chuyển độ, diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim... dẫn đến T* vong nên bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau cho trẻ:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ thường xuyên tiếp xúc.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đặc biệt, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có uy tín để khám kịp thời tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chủ đề liên quan:
bệnh tay chân miệng bệnh tay chân miệng bênh truyền nhiễm phân biệt bệnh tay chân miệng sức khỏe trẻ em triệu chứng bệnh tay chân miệng