Dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng bé bị hăm cổ có thể gây ra nhiều phiền toái cho bé, thậm chí dẫn đến nguy cơ viêm loét da rất cao nếu các mẹ không có kinh nghiệm cũng như hướng xử lý vết hăm lở càng sớm càng tốt.
Tình trạng vùng da ở cổ của trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị kích ứng gọi là hăm cổ. Loại viêm nhiễm này thường xảy ra nhiều ở các em bé mũm mĩm hơn là các bé gầy gò. Vùng da ở cổ của trẻ sẽ ửng đỏ khi bị hăm, tình trạng này sẽ đậm màu hơn ở những đường ngấn. Nặng hơn, ở tại vết hăm còn có sự xuất hiện của mụn nước nhỏ hoặc chảy máu.
Điều đáng nói là bất kỳ đứa trẻ sơ sinh nào cũng có thể bị tình trạng hăm ở cổ, những vết hăm này tùy theo mức độ nhưng nhìn chung chúng đều gây phiền toái đến bé cưng của bạn. Chính vì thế mà các mẹ cần nên nắm rõ cách thức để “giải cứu” con mình khỏi tình trạng hăm cổ để giúp bé thoải mái vui đùa hơn, đặc biệt là vào những ngày thời tiết oi bức khó chịu.
Mức độ hăm vùng cổ có thể nặng hay nhẹ, ít hay nhiều khác nhau tùy từng bé. Tuy nhiên, đa số trẻ sơ sinh đều cảm thấy rất chịu mỗi khi chúng bị hăm cổ. Trẻ bị hăm lở vùng cổ cũng có rất nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
Đây được xem nguyên nhân chủ yếu khiến cổ của trẻ bị hăm, làn da mỏng manh của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng do các bé thường ra nhiều mồ hôi bởi thời tiết nóng bức vào mùa hè.
Vùng cổ luôn được xem là khu vực khó vệ sinh ở trẻ nhỏ, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến bụi bẩn dễ trú ngụ hơn làm xuất hiện tình trạng nhiễm nấm từ đó gây ra các vết hăm.
Cọ xát nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hăm cổ ở trẻ. Làn da nhạy cảm của trẻ khi bị cọ xát trong quần áo hay chăn nệm có thể gây ra ngứa ngáy, theo thời gian dài có thể dẫn đến hăm lở.
Khi bé bú mẹ hoặc bú bình, sữa có thể tràn chảy xuống vùng cổ, nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây tình trạng hăm cổ. Tương tự, khi con bạn sắp bước vào giai đoạn mọc răng, nước dãi chảy nhiều xuống cổ cũng có thể làm cho vùng cổ ẩm ướt hơn, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho những vết hăm vùng cổ xuất hiện.
Vùng da cổ bị hăm ở trẻ nhỏ rất dễ chữa trị. Tuy nhiên, nếu các mẹ lơ là hoặc không quan tâm đến sự xuất hiện của vùng hăm lở thì nguy cơ tái đi tái lại của bệnh là rất cao. Do đó, các chị em nên chú ý áp dụng 3 cách trị hăm cổ dưới đây vừa siêng vệ sinh vùng cổ cho con yêu sạch sẽ hơn nhé!
Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh được xem là người bạn không thiếu đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên,các chị em cũng cần tỉnh táo khi quyết định chọn loại kem chống hăm cho con mình, phải đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng thương hiệu của sản phẩm.
Các mẹ có thể sử dụng kem chống hăm bằng cách: trước tiên hãy làm vệ sinh sạch sẽ khu vực bị hăm cổ của trẻ, sau đó lau khô rồi mới bôi lớp kem chống hăm mỏng lên vùng da cần điều trị mỗi ngày từ 1-2 lần. Nên giữ yên trẻ trong vài phút để bé không cựa quậy làm Thu*c dây ra khỏi vị trí cần điều trị.
Lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi non hay lá khổ qua đều là những loại Thu*c tự nhiên trị hăm cổ rất lành tính. Chúng là những loại lá trị hăm hiệu quả lại rất an toàn với trẻ sơ sinh. trong thành phần của các loại lá này có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da bị hăm lở dứt điểm.
Cách thực hiện là dùng một nắm lá trị hăm, mang đi rửa thật sạch sau đó đun sôi để ấm và tắm cho trẻ mỗi ngày. Các mẹ nên chú ý là không pha thêm nước lạnh vào mà nên để Thu*c Thu*c nguội từ nhiên còn âm ấm là được. Nên tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch và lau khô người trước khi mặc quần áo cho con bạn.
Một phương pháp trị hăm được nhiều bà mẹ tin tưởng áp dụng chính là lấy lá trầu không, lá chè xanh hay lá khế rửa sạch rồi giã nát, dùng phần nước đắp lên vùng da cổ bị hăm của bé trong vài phút và lau sạch lại. Tuy nhiên, cách thức này các mẹ chỉ nên thực hiện từ 2-3 lần/ tuần.
Nếu tình trạng hăm cổ ở bé ở mức độ nặng, nghĩa là vùng cổ xuất hiện các vết lở sâu, bong tróc thì chị em nên tránh tắm cho bé bằng nước lá bởi có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. Lúc này, lời khuyên là nên mang con bạn đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh vết thương bị nhiễm khuẩn.
Dầu dừa được xem là một dược liệu từ thiên nhiên rất thân thiện với những làn da mỏng manh như da mặt người lớn hay da trẻ em.
Bạn có thể sử dụng dầu dừa tự nấu tại nhà mát xa lên vùng da bị hăm của trẻ
để giúp ngăn ngừa sự lây lan của vết hăm, sau nửa giờ thì lau sạch. Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm da, làm mềm da, giúp da mau phục hồi các tổn thương. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên vì dầu dừa có thể gây bít lỗ chân lông của bé nếu không được lau lại sạch sẽ.
Lý do cổ trẻ bị hăm xảy ra phần lớn là do các bà mẹ lơ là trong việc vệ sinh vùng cổ của bé. Chính vì thế, để điều trị tình trạng hăm cổ dứt điểm, các chị em chỉ cần vệ sinh vùng da cổ của bé cẩn thận mỗi ngày, không nên để bụi bẩn, sữa, nước dãi hay mồ hôi có cơ hội lưu lại quá lâu trên vùng cổ của bé. Không nên để cổ của bé bị ẩm ướt, thay áo cho con bạn ngay khi áo ướt là cách hiệu quả và đơn giản để hạn chế hăm cổ.
Nếu tình trạng cổ trẻ bị hăm quá 10 ngày vẫn không giảm, kèm theo đó là việc da phồng rộp, có mủ hay chảy máu trên diện rộng thì mẹ cần đưa bé cưng đến bệnh viện để khám chữa trị kịp thời.
Bé bị hăm cổ có nên bôi phấn rôm?
Theo kinh nghiệm dân gian thì khi thấy bé bị hăm ở cổ, đa phần các mẹ sẽ sử dụng phấn rôm như một cứu cánh làm khô vùng hăm lở nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế thì phấn rôm hiện nay đã không được các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng. Lý do là thành phần Talc trong phấn rôm có thể gây hại cho bé vì khi rắc lên những nếp gấp ở cổ trẻ sơ sinh, lượng bột Talc dễ dàng lưu lại và vón cục theo mồ hôi, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến cho tình trạng hăm lở càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phấn rôm ở trẻ sơ sinh còn dẫn đến nguy cơ trẻ sẽ hít phải bột Talc, gây hại cho hệ hô hấp non yếu của bé.
Chăm sóc bé cẩn thận để tránh tình trạng bé bị hăm cổ là việc rất cần thiết, đặc biệt là vào những ngày tiết trời nóng bức. Đừng quên học ngay cách “giải cứu” tình trạng hăm cổ mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên để giúp con bạn thoải mái, dễ chịu hơn các mẹ nhé!
Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/be-bi-ham-co-me-phai-xu-ly-nhu-the-nao-cho-dung-cach-373502.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/be-bi-ham-co-me-phai-xu-ly-nhu-the-nao-cho-dung-cach-373502.htmlChủ đề liên quan:
bé bị hăm cổ Bé bị hăm cổ chảy máu Bé bị hăm có có nên bôi phấn rôm Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh Hình ảnh bé bị hăm cổ Trị hăm có cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa