Kinh tế xã hội hôm nay

Bé gái 11 tuổi bị đau bụng nửa năm do mất màng trinh

Xiaoli 11 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc chưa có kinh nhưng tháng nào cũng bị đau bụng vài ngày, kéo dài gần nửa năm nay.

Đây là câu chuyện được chia sẻ trên tờ Sohu của Trung Quốc sáng ngày 9/12.

đau bụng nên mẹ đã đưa xiaoli đi khám ở nhiều khoa khác nhau của các bệnh viện lớn vì nghi ngờ cô bé bị viêm ruột thừa, sỏi bàng quang, tắc ruột... nhưng kết quả kiểm tra đều phủ định những ý nghĩ này. điều đáng lo ngại là xiaoli vẫn bị đau bụng, cường độ và tần suất bị đau ngày một tăng lên.

Vài ngày trước, xiaoli lại đến bệnh viện nhi đồng bắc kinh cùng mẹ vì cơn đau bụng dữ dội, sau khi nghe 2 mẹ con kể lại, bác sĩ nghi ngờ cơn đau bụng của cô bé có liên quan đến màng trinh. khi khám cho xiaoli, người ta phát hiện thấy có một lượng lớn máu kinh ở *m đ*o dưới của cô không thể thải ra ngoài, sau khi kiểm tra lại thì cô bé được chẩn đoán là bị mất màng trinh.

Màng trinh nằm bên ngoài *m đ*o, trong trường hợp bình thường, trên màng trinh có những lỗ thủng, máu kinh sẽ chảy ra từ các lỗ màng trinh khi hành kinh. mất màng trinh tức là màng trinh không có hoặc không có lỗ trên màng kinh nên máu kinh không thể chảy ra ngoài khi hành kinh, gây đau bụng.

Tình trạng mất màng trinh cần phải phẫu thuật để chữa khỏi hoàn toàn. sau khi xiaoli được phẫu thuật và sửa lại màng trinh, cô bé cuối cùng đã nở lại nụ cười đã mất từ lâu sau khi hồi phục và xuất viện.

Các bệnh phụ khoa trước giờ chúng ta chỉ nghĩ đó là bệnh mà chỉ phụ nữ trưởng thành mới mắc phải, do đó, khi các bé gái mắc các bệnh về hệ sinh sản lúc tuổi còn nhỏ, không nhiều bậc cha mẹ có thể điều trị đúng cách, một số thì bố mẹ cảm thấy xấu hổ khi đi khám, một số khác lại cho con đi khám ở các khoa khác do nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị chậm trễ.

Tỷ lệ mất màng trinh là khoảng 1/1000-1/2000 trẻ. do đường Sinh d*c của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên khó phát hiện ra được tình trạng mất màng trình mà phải đến khi trẻ ở tuổi thiếu niên thì mới có các triệu chứng rõ ràng. các triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm:

- đau bụng mạn tính, đau lưng theo chu kỳ.

- Vô kinh.

- Bí tiểu, tiểu khó.

Bác sĩ zhao huifang, khoa phụ khoa, bệnh viện nhi đồng bắc kinh nhắc nhở các bậc phụ huynh: sau tuổi vị thành niên, nếu con gái bị đau bụng như xiaoli và không có kinh nguyệt thì cần xem xét khả năng màng trinh bị mất đi.

Ngoài ra, nếu bé gái bị chảy máu âm hộ, *m đ*o và niệu đạo không rõ nguyên nhân, tiết dịch bất thường, ngực phát triển trước 8 tuổi, đau bụng dưới, kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh, chậm kinh khi 16 tuổi thì nên chủ động đến phòng khám phụ khoa để khám nhằm chữa trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Theo Toquoc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/be-gai-11-tuoi-bi-dau-bung-nua-nam-do-mat-mang-trinh-1473159.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Em nghe nói nhiều về bệnh ung thư cổ tử cung và muốn đi làm Pap smear để kiểm tra. Nhưng em còn con gái, nếu làm xét nghiệm đó thì có ảnh hưởng gì đến màng trinh không ạ? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Em gái V.K.)
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Khi Công an phường nhắc nhở, vị “khách không mời” này ngồi xuống ghế và đe dọa sẽ đập ch*t bé gái nếu ai động đến….
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY