Bé chào đời hôm nay

Bé thở khò khè và ho báo hiệu bệnh gì?

Trẻ nhỏ rất dễ mắc những bệnh lý về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, giao mùa, nhất là trong tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. Và việc bé thở khò khè và ho thường khiến mẹ lo lắng. Vậy khi bé ho có đờm, thở khò khè báo hiệu điều gì?

Thế nào là bé thở khò khè và ho có đờm?

Là bệnh lý trẻ thường mắc phải nhưng cha mẹ lại rất dễ nhầm lẫn giữa việc trẻ thở khụt khịt khi bị nghẹt mũi và trẻ thở khò khè có đờm.

be tho kho khe va ho bao hieu benh gi? - 1

Mẹ có thể thấy rằng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu thở bằng mũi, lỗ mũi của trẻ lại có kích thước nhỏ nên rất dễ bị ho, nghẹt mũi dẫn để thở khụt khịt. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối S*nh l* vào 2 bên mũi là bé sẽ dễ thở ngay.

Trong khi đó, hiện tượng bé thở khò khè có đờm rất hay xảy ra ở những trẻ dưới 3 tuổi vì phế quản của trẻ có kích thước nhỏ, dễ bị co thắt và tiết dịch gây tắc nghẽn mỗi khi bị viêm nhiễm. tiếng khò khè xuất hiện khi đường hô hấp dưới của bé xuất hiện những cơn co thắt. có thể nghe rõ bằng tai thường khi tiếng thở của bé mạnh. khi tình trạng khò khè trở nên nặng hơn thì bé có thể bị khó thở, dẫn đến suy hô hấp, rất nguy hiểm.

Bé thở khò khè và ho báo hiệu bệnh gì?

Rõ ràng việc tình trạng này báo hiệu hệ hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề, nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.

be tho kho khe va ho bao hieu benh gi? - 3

hen suyễn: hầu hết các cơn khò khè đều được xác định nguyên nhân là do hen suyễn. mặc dù không phải trẻ nào thở khò khè đều là do mắc bệnh hen suyễn nhưng nếu trẻ có triệu chứng này sau 4 tuổi thì mẹ cần nghĩ ngay đến nguyên nhân này để có cách xử lý kịp thời cho trẻ.

Những biểu hiện đặc trưng của bệnh hen là các cơn ho tái phát với tần suất cao đi kèm tiếng khò khè, thở ngắn hoặc khó thở. Cơn hen nặng có thể khiến ngực trẻ co lõm mỗi lúc thở và người trở nên bứt rứt, khóc quấy.

Viêm phế quản co thắt: Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của viêm phế quản. Bệnh cũng có đầy đủ các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em như ho có đờm, thở khò khè, khó thở… Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm phế quản co thắt sẽ kèm thêm biểu hiện là khi ho sẽ có những cơn co ở vùng ngực, bụng gây hiện tượng đau, khó thở, cảm giác như rít lên để thở được.

Viêm amidan cấp tính: Viêm amidan cấp tính là tình trạng tuyến amidan của trẻ bị vi khuẩn, vi rút gây bệnh xâm hại nhiều lần, dẫn đến tuyến amidan phải hoạt động quá nhiều, bị tổn thương vi khuẩn tích tụ gây sưng đau. Trẻ bị viêm amidan sẽ đau rát họng, khản tiếng, khó thở, trẻ thờ khò khé rất khó khăn, có cảm giác vướng ở họng, khó nuốt và ăn uống...

Viêm phổi: Bệnh viêm phổi ở trẻ em thường có các biểu hiện rất đa dạng và phức tạp. Khi chớm bị, bé có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc… Ở giai đoạn sau, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, thờ khò khè, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi… Nặng hơn, có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật…

Mẹ nên làm gì khi bé ho có đờm thở khò khè?

hạ sốt cho trẻ: khi bị viêm phổi, thường bé ho khò khè kèm với sốt cao. khi đó, mẹ cần chườm ấm và kiểm tra nhiệt độ liên tục. nếu bé sốt cao trên 38,5 độ thì cho sử dụng Thu*c hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Vỗ lưng giúp trẻ long đờm: Việc làm này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, long đờm trong phế quản. Từ đó sẽ giúp làm thông thoáng đường thở cho bé.

be tho kho khe va ho bao hieu benh gi? - 4

Vệ sinh mũi: Khi trẻ có nước mũi, nước dãi thì mẹ cần rửa mũi bằng nước muối S*nh l*, dùng giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ.

chú ý chế độ ăn của trẻ: khi bé thở khò khè và ho, ngoài việc cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu. không nên cho bé ăn quá no vì có thể khiến bé nôn trớ khi ho.

Ngoài ra, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt khi có kèm các triệu chứng như khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã... thì mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Là bệnh lý mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng có thể gặp phải. Do đó, mẹ cần chú ý vệ sinh đường hô hấp đúng cách, có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Theo Hải Yến (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/tre-mau-giao/be-tho-kho-khe-va-ho-bao-hieu-benh-gi-c117a413564.html)

Tin cùng nội dung

  • Thở nhanh là một phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng thiếu ôxy trong viêm phổi, đồng thời khi bị viêm, phổi sẽ mất tính mềm mại và sự giãn nở sẽ yếu đi.
  • Hen phế quản là bệnh nội khoa thường gặp, có thể gây ảnh hưởng và có khả năng nguy hiểm cho khoảng 4 - 8% phụ nữ mang thai.
  • Giao mùa là lúc thời tiết khó chịu, độ ẩm không khí cao và rất dễ làm gia đình bạn bị ốm. Bạn hãy nắm những bí kíp giúp cả nhà miễn dịch với ốm giao mùa nhé.
  • Hen là chứng bệnh hay phát trong các mùa thu - đông. Khi phát bệnh, cơ trơn trong khí quản bị co thắt, niêm mạc sưng lên từ đó gây khó thở...
  • Các nhà khoa học Canada cho biết, con người sớm tiếp xúc với vi khuẩn có ích, có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
  • Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Suy tim (hay còn gọi là suy tim ứ huyết) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mà trong đó tim không còn khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể.
  • Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 38oC, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong...
  • Nghiên cứu cho thấy rằng, nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc, ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
  • Thỉnh thoảng cháu có những cơn khò khè khi ăn tôm, cua. Cơ địa dị ứng có là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen hay không và phải chữa trị thế nào?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY