Sức khỏe hôm nay

Cách đếm nhịp thở phát hiện viêm phổi

Thở nhanh là một phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng thiếu ôxy trong viêm phổi, đồng thời khi bị viêm, phổi sẽ mất tính mềm mại và sự giãn nở sẽ yếu đi.
Thở nhanh là một phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng thiếu ôxy trong viêm phổi, đồng thời khi bị viêm, phổi sẽ mất tính mềm mại và sự giãn nở sẽ yếu đi. Do vậy khi bị viêm phổi, bắt buộc nhịp thở phải tăng lên. Ðây là dấu hiệu quan trọng và có giá trị để phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng dẫn đến Tu vong, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Để phát hiện thở nhanh, phải đếm nhịp thở trẻ trong vòng một phút. Cách đếm như sau: Người lớn ngồi ôm trẻ vào lòng, giữ trẻ ở trạng thái yên tĩnh, không kích thích, không để quấy khóc. Vén áo trẻ lên cho phần bụng và phần ngực được phơi trần. Nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm. Mỗi lần hít vào và thở ra một nhịp. Tính thời gian dựa vào kim giây của đồng hồ.

Để lấy số chính xác của số lần thở trong 1 phút có thể 2 người cùng phối hợp đếm nhịp thở: Một người đếm và một người theo dõi đồng hồ trong vòng 1 phút. Nếu nghi ngờ có thể đếm lại lần thứ 2. Dựa vào số nhịp thở và tuổi của trẻ để kết luận trẻ có thở nhanh hay không? Nếu trẻ thở nhanh có nghĩa là trẻ đang bị viêm phổi. - Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở 60 lần/phút là thở nhanh.

- Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi, nhịp thở 50 lần/phút là thở nhanh.

- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi, nhịp thở 40 lần/phút là thở nhanh.

Khi trẻ bị viêm phổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ không được tự ý mua Thu*c điều trị cho trẻ mà phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và dùng Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra cần lưu ý, trường hợp ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến vào bệnh viện:

- Co lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).

- Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.

- Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.

- Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.

Bác sĩ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-dem-nhip-tho-phat-hien-viem-phoi-19475.html)

Tin cùng nội dung

  • Triệu chứng khó thở và ho liên tục có thể khiến bạn lo lắng đến các bệnh ở họng hoặc tim. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng có thể là 2 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm phổi .
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Khi gỉ mũi đã đóng, cả người lớn và trẻ em thường dùng ngón tay “ngoáy” để lấy ra, có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY