Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai 10 tuổi nguy cơ liệt vì sai lầm của bố mẹ

MangYTe - Sốt cao liên tục 3 ngày kèm đau đầu không đỡ, bé trai 10 tuổi ở Hải Dương được gia đình cho uống Thu*c hạ sốt. 3 ngày sau, khi con đau đầu dữ dội, nôn ói, gia đình đưa con đi khám thì phát hiện bé bị viêm não.

Từ đầu năm đến nay, trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (bệnh viện nhi trung ương) tiếp nhận gần 100 ca viêm não các loại, trong đó có 15 ca do herpes virus, 2 ca viêm não nhật bản, còn lại là các nguyên nhân khác.

Nằm điều trị viêm não nhật bản tại khoa điều trị tích cực thuộc trung tâm này, bé trai 10 tuổi quê nam sách, hải dương tỉnh táo, tự ăn được, hết sốt, tuy nhiên chân trái và tay trái vẫn còn yếu.

Đây là kết quả tích cực sau nhiều ngày điều trị viêm não của cậu bé. trước đó, bé nhập viện trong tình trạng thở oxy, ý thức li bì, hôn mê, yếu nửa người bên trái. gia đình cho hay, dù con sốt cao 3 ngày, tới 39 - 40 độ c kèm đau đầu nhưng gia đình chỉ cho cháu uống giảm sốt.

Bé trai 10 tuổi bị viêm não Nhật Bản diễn biến nặng, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: HL

Chỉ được một ngày hết sốt, giảm đau đầu, ngày thứ 2 cháu lại sốt cao, nôn, đau đầu dữ dội, không còn đáp ứng với Thu*c hạ sốt nữa. Đến ngày thứ 3, gia đình mới cho bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tuyến tỉnh rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Do tình trạng viêm não diễn biến nặng, hôn mê, các bác sĩ cho bé thở máy, điều trị tăng áp lực nội sọ. hiện bệnh viện nhi trung ương là số ít cơ sở đặt máy đo áp lực sọ não - một loại kỹ thuật cao giúp tránh tổn thương não cho cháu bé.

Theo thông tin từ gia đình, từ lúc hơn 1 tuổi, bé được tiêm vaccine phòng viêm não nhật bản, mũi thứ 2 cách đó 3 tuần. tuy nhiên, mũi thứ 3 lại tiêm cách tới 2 năm (lịch tiêm chủng là mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm). từ đó đến nay bé không được tiêm nhắc lại (trong khi theo yêu cầu, cần tiêm nhắc lại 3-5 năm/1 lần, cho đến khi trẻ 15 tuổi).

Các bác sĩ cho hay việc tiêm vaccine không đúng lịch, không tiêm nhắc lại có thể là nguyên nhân khiến trẻ vẫn bị mắc bệnh và có triệu chứng nặng.

Theo ts nguyễn văn lâm, giám đốc trung tâm, thông thường viêm não nhật bản là nguyên nhân gây viêm não hàng đầu cho trẻ em ở việt nam với khoảng gần 100 ca/năm, chiếm khoảng 1/5 số ca viêm não nói chung. tuy nhiên, do tỷ lệ trẻ được tiêm chủng ngày càng cao nên số ca mắc viêm não nhật bản ngày càng giảm.

Trên thực tế, lứa tuổi thường mắc viêm não nhật bản là từ 2-4 tuổi. tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều trẻ lớn hơn 10 tuổi - 15 tuổi bị mắc bệnh này. một số trường hợp nhập viện muộn do cha mẹ cứ nghĩ con bị sốt virus, bị viêm họng mà không nghĩ đến mắc viêm não.

Di chứng nặng nề

Chỉ khoảng 50-60% trẻ viêm não tìm được căn nguyên. tỷ lệ Tu vong của bệnh này là 5-7%. tuy nhiên, di chứng của bệnh viêm não khá nặng nề, theo ts lâm.

25-40% ca bệnh để lại di chứng, nhẹ thì yếu tay, chân, động kinh, kém giao tiếp; nặng có thể bị mất chức năng vận động, ngôn ngữ, cần người chăm sóc suốt đời. Các di chứng có thể được phục hồi qua thời gian.

Viêm não do herpes virus có Thu*c điều trị, nếu bệnh nhân nhập viện sớm có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng. với viêm não nhật bản, hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu nhưng lại có vaccine dự phòng. do đó, theo các bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm đầy đủ vaccine phòng viêm não nhật bản.

Các triệu chứng viêm não rất dễ nhận biết, ít bị nhầm lẫn với các bệnh khác. điển hình là các chứng sốt cao, đau đầu, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn. trẻ kèm theo rối loạn ý thức: ngủ gà, lơ mơ, li bì, rối loạn tri giác, liệt cư trú, thậm chí hôn mê.

Tùy rối loạn ý thức mà biểu hiện bệnh nặng nhẹ. Có trẻ còn có triệu chứng co giật, để lại di chứng nặng nề hơn. Bệnh cấp tính, chỉ 1-2 ngày sốt là có triệu chứng rõ, khó có thể chẩn đoán nhầm. Do đó, cha mẹ thấy con sốt cao, đau đầu, nôn cần cho trẻ đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương.

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/be-trai-10-tuoi-nguy-co-liet-vi-sai-lam-cua-bo-me-20200528165833702.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY