Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bến Tre: Cách ly 1 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV

Chiều ngày 31/1, Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre xác nhận với Tiền Phong thông tin hiện tại trên địa bàn có 1 trường hợp đang được cơ quan y tế cách ly vì nghi ngờ nhiễm virus Corona.

Bác sĩ Tán cho hay, sau khi nhận được chỉ đạo và hướng dẫn từ Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bến Tre đã có công văn chỉ đạo trực tiếp đến với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh sẵn sàng chuẩn bị phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Các bệnh viện tổ chức dây chuyền khám phân loại, hệ thống chữa bệnh theo quy định của Bộ. Nếu tiếp nhận những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ sẽ được hướng dẫn đến phòng khám riêng. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh, bệnh viện sẽ vận hành ngay cơ chế phòng dịch, tiến hành cách ly và theo dõi.

Trong điều kiện dịch bệnh đang bùng phát, tổ chức Y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu như hiện nay, bác sĩ Tán khuyến cáo người dân cần dân cần nhận thức được tầm nguy hiểm của dịch bệnh, tự phòng tránh bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với nhiều người ở chỗ công cộng, hạn chế tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang cá nhân. “Nếu có dấu hiệu ho, sốt cần cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và khai báo kịp thời. Người dân nên có ý thức bảo vệ sức khoẻ cá nhân và những người xung quanh. Riêng ngành y tế tỉnh, chúng tôi cam đoan sẽ hỗ trợ tối đa trong các công tác nhận bệnh, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân tích cực nhất”, giám đốc sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết.

Làm gì nếu lỡ tiếp xúc với người nghi nhiễm nCoV?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, cho biết khi nghi ngờ bản thân tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm virus corona, việc đầu tiên bạn cần làm chính là lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày.

Khi nghi ngờ tiếp xúc với người có thể nhiễm virus corona, trong thời gian cách ly, bạn không nên tiếp xúc với những người xung quanh.

Người đang cách ly cần hạn chế đến mức thấp nhất việc đi ra ngoài cộng đồng. Nếu tiếp xúc với người khác, người đang cách ly luôn luôn phải mang khẩu trang và thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Yến Nhi

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ben-tre-cach-ly-1-truong-hop-benh-nhan-nghi-ngo-nhiem-ncov-1514215.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...), vi khuẩn (E.coli), ký sinh trùng, do Thu*c men và rối loạn đường ruột...
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY