Khoa học hôm nay

Bên trong chùa Dâu - Trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam

Trong chùa có nhiều tượng tuổi đời lên đến vài trăm năm, có ý nghĩa lớn với lịch sử, văn hoá. Kiến trúc chùa Dâu cũng có nhiều điểm nổi bật.

Nếu có dịp đến bắc ninh thì chùa dâu là một trong những địa điểm khách du lịch không thể bỏ qua. nếu có dịp đến bắc ninh, chùa dâu là một trong những địa điểm du khách không thể bỏ qua. chùa toạ lạc tại xã thanh khương, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh, cách hà nội chưa đến 30km.

Chùa Dâu còn có nhiều tên gọi khác như: Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự, Cổ Châu Tự, chùa Cả. Đây là ngôi chùa được cho là có lịch sử hình thành sớm nhất tại Việt Nam. Ngày xưa, vùng đất chùa toạ lạc gọi là vùng Dâu hay Luy Lâu. Vùng Dâu có 5 chùa cổ nổi tiếng. Trong đó, chùa Dâu thờ Pháp Vân (thần mây), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (thần mưa), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (thần sấm) và chùa Dàn thờ Pháp Điện (thần chớp/sét) và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp.
Theo lịch sử ghi chép lại, chùa Dâu được xây dựng vào năm 187 và hoàn thành năm 226. Chùa được trùng tu vào năm 1313 và nhiều thế kỷ sau đó. Vua Trần Anh Tông đã sai Mạc Đĩnh Chi thiết kế lại chùa thành cấu trúc trăm gian. Về tổng thể, chùa Dâu được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.
Phía trước chính điện có một toà tháp tên Hoà Phong, được xây dựng bằng gạch cỡ lớn thời xưa, nung thủ công đến độ màu sẫm của vại sành. 6 tầng trên của tháp đã bị phá huỷ, hiện chỉ còn lại 3 tầng dưới cao khoảng 17m. Dân gian truyền miệng câu thơ quen thuộc: "Dù ai đi đâu về đâu/Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu" (ý nói ngày mùng 8/4 âm lịch).
4 góc của tháp có 4 tượng thiên vương, cao khoảng 1m6
Trong tháp có treo quả chuông đồng đúc năm 1793 và chiếc khánh đúc năm 1817
Theo tài liệu ghi chép lại, hiện ở toà thượng điện chỉ còn sót lại một vài mảng hoạ tiết trang trí của thời nhà Trần, nhà Lê. Phần lớn vật liệu để xây dựng chùa là gỗ, được chạm trổ công phu, ghép nối với nhau rất chuẩn xác tạo nên kết cấu chắc chắn. Theo lời của những cụ già, có một số cột trong chùa có tuổi đời lên đến vài trăm năm. Qua mỗi lần trùng tu, sửa chữa, cột nào còn nguyên vẹn vẫn được giữ.
Một mảng hoạ tiết hình rồng bên trong chùa khiến du khách ấn tượng vì độ tinh xảo.
Tượng Pháp Vân được thờ trong chính điện, được cho đã xuất hiện vào thế kỷ XVIII. Giữa trán của Pháp Vân có nốt ruồi to, gợi nhớ đến những cô gái Ấn Độ, quê hương Tây Trúc của Phật giáo. Trong hệ thống Tứ Pháp thì Pháp Vân đứng đầu. Theo ghi chép, mỗi khi triều đình thỉnh tượng về kinh đô cầu khấn, có thể rước cả bốn tượng hoặc chỉ mình Pháp Vân. Pháp Vân và Pháp Vũ được thờ cúng phổ biến hơn hết. Vì thế, chùa Dâu được xem là trung tâm tín ngưỡng của vùng. Do chùa Đậu đã bị phá huỷ hoàn toàn nên Pháp Vũ cũng được thờ tại chùa Dâu. Tượng Pháp Vân và 3 tượng còn lại thuộc hệ thống Tứ Pháp là bảo vật quốc gia.
Các tượng thờ trong chùa đều nhuốm màu thời gian và có tông nâu trầm mặc. Chùa Dâu là một trong những trung tâm tôn giáo đặc trưng cho việc kết hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Tiền đường của chùa đặt nhiều tượng Hộ pháp, Bát bộ Kim Cương, Đức Ông, Đức Thánh Hiền... Đa phần các tượng có niên đại thế kỷ XVIII.
Chùa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2013. Trước đó khá lâu, vào năm 1962, chùa đã được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia.
Bên trong có nhiều chi tiết trang trí sơn son thếp vàng nổi bật
Hai hàng song song nối tiền thất và hậu đường, là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Tất cả đều có những gam màu trầm ấm áp.
Cận cảnh một bức tượng La Hán trong chùa. Du khách cũng có thể nhìn thấy hệ thống kèo, cột gỗ rất to kiến tạo nên các gian của chùa.
Tượng phật được thờ trong dãy hành lang phía sau chính điện. Các bức tượng có màu nâu, phủ ánh nhũ vàng bên ngoài.
Như nhiều ngôi chùa khác ở miền Bắc, chùa Dâu cũng có khu vực dành cho thờ mẫu. Phía trước được trang trí bởi rất nhiều cây cảnh.
Tháp và thượng điện nhìn từ khoảng sân của nhà thờ tổ và thờ mẫu
Chùa cũng có rất nhiều cây cổ thụ tạo bóng mát, vừa tăng vẻ trầm mặc cho không gian cổ xưa. Phần lớn các công trình trong chùa đều được trùng tu
Một góc nhỏ trông cổ kính nhưng cũng không kém phần thơ mộng trong chùa
Một góc phía sau chùa phủ đầy rêu phong
Các mái nhà đều được lợp ngói vảy cá với tông màu đỏ gạch
Cận cảnh hoa lá xanh tốt bên trong khuôn viên chùa

Theo Trung Sơn/PNO

Link bài gốc Lấy link

https://www.phunuonline.com.vn/ben-trong-chua-dau-trung-tam-phat-giao-co-xua-nhat-viet-nam-a1432885.html

Theo Trung Sơn/PNO

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ben-trong-chua-dau-trung-tam-phat-giao-co-xua-nhat-viet-nam/20211003101130785)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay, ngày 13/8/2019, tại Hà Nội đã diễn ra buổi gặp mặt, trao đổi về Phật giáo giữa đại diện Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam (Phatgiao.org.vn) và đại diện Trung tâm Phật giáo (Buddhist Vipassana Foundation) của Hungary.
  • Nét khởi sắc khi mùa Xuân Kỷ Hợi, chùa Vĩnh Phúc được đón Ni sư Thích nữ Thiền Lâm về đây dịp giao thừa khai hồng chung tụng kinh lễ Phật, chúc tết Phật tử. Năm nay chùa đã tổ chức trang trí cờ hoa, có người phục vụ suốt đêm để bà con trong làng về chùa dâng hương lễ bái cầu nguyện.
  • Sáng 20/1, chùa Cổ Am ở xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu tổ chức lễ khánh thành chùa Thượng và an vị tượng Phật, hàng nghìn người dân trong tỉnh đã về dự lễ.
  • Xứ Thanh với một bề dày của truyền thống lịch sử - văn hoá, nếu biết nhân lên và phát huy sức mạnh tổng hợp, đạo Phật chắc chắn sẽ có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước, Thanh Hoá đang trở thành điểm đến và điểm dừng hấp dẫn trong lòng bạn bè cả nước và bạn bè quốc tế.
  • Cùng với sự phát triển của Phật giáo thời Trần, tự viện Quỳnh Lâm ngày càng phát triển, nó không chỉ thể hiện ở sự mở rộng về quy mô của bản thân Tự - Viện Quỳnh Lâm mà còn thể hiện ở việc hàng loạt các chùa vệ tinh được xây dựng như Bác Mã, Hồ Thiên, Thanh Mai,..vv, tạo thành một hệ thống các chùa vệ tinh quanh Quỳnh Lâm.
  • Đại học Naropa (Naropa University) sẽ thành lập Trung tâm Phật giáo Chogyam Trunga, để vinh danh người sáng lập đại học này, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày viên tịch của Tôn giả Chogyam Trungpa (1939-1987).
  • (MangYTe) - Thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng cho biết, đến 19h ngày 18/3 trên địa bàn chưa có ca nào mắc Covid-19; 158/159 ca có kết quả xét nghiệm âm tính, có 1 mẫu xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lưu mẫu.
  • Khi đi sứ, Mạc Đĩnh Chi bị triều đình nhà Nguyên coi thường. Tuy nhiên, nhờ tài ứng đối nhanh nhạy, ông không những thoát Ch?t mà còn được phong Lưỡng quốc trạng nguyên.
  • Những thánh địa Phật giáo nổi tiếng với kiến trúc lộng lẫy, vẻ linh thiêng huyền bí cùng những huyền tích tôn giáo mang màu sắc hư ảo luôn khiến nức lòng du khách và cả những chúng Phật tử mộ đạo.
  • Chùa Hang (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) nằm trong hang đá dưới chân núi Cô Tô; một địa danh gắn liền đời sống con người và vùng đất có nhiều huyền thoại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY