Kinh tế xã hội hôm nay

Bệnh cúm nguy hiểm thế nào nếu không điều trị kịp thời?

Bệnh cúm được xem là bệnh thông thường, nhưng vẫn có những trường hợp Tu vong do cúm nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh cúm hình thành thế nào?

Bệnh cúm nói chung trong đó có cúm H1N1 là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm cao.

Bệnh cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra theo mùa. Một số đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai và một số người mắc các bệnh mạn tính, vẫn có thể gặp nguy hiểm, ngay cả khi bị nhiễm cúm thông thường.

Theo BSCK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh, Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh cúm do virus cúm (orthomyxovirus) gây ra.

Virus cúm là những virus có hình cầu, có vỏ bọc, bộ gen là ARN. Trên vỏ có các kháng nguyên là Hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và khoảng 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Sự tổ hợp hai kháng nguyên này tạo nên các chủng cúm khác nhau, ví dụ cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm A/H5N1.

Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A (H3N2) và cúm A (H1N1) và cúm B.

Ai dễ mắc cúm?

Ai cũng có thể mắc bệnh cúm. Tuy nhiên trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh lý chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… là những đối tượng dễ mắc bệnh.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng, do hắt hơi, ho khạc. Thời gian lây truyền thường là trước khởi phát 1 ngày đến ngày thứ 7 của bệnh.

Khi bị cúm nếu cảm thấy khó thở, chóng mặt nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời

Khi nào cần đi khám khi bị cúm?

Hầu hết bệnh nhân bị cúm tự hết trong 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, thậm chí có thể Tu vong.

Do vậy khi bị cúm, người bệnh nên đi khám khi có biểu hiện:

Cảm thấy khó thở

Cảm thấy đau hay đè ép lồng ngực

Lơ mơ

Nôn ói liên tục hay không thể uống đủ nước

Có dấu hiệu mất nước như chóng mặt khi đứng hay tiểu ít

Bệnh có thể diễn tiến nặng ở những đối tượng như: Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ (< 5 tuổi và đặc biệt < 2 tuổi), người có bệnh mạn tính như bệnh phổi mạn (hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (HIV, ghép tạng) và một số bệnh khác.

Những dấu hiệu đặc trưng phân biệt giữa bệnh cúm và cảm lạnh thông thường:

Triệu chứng bệnh cúm có thể khác nhau giữa người này và người khác nhưng thường bao gồm: sốt, nhức đầu và đau cơ, mệt mỏi và biếng ăn, ho và đau họng cũng có thể gặp.

Người bị cúm thường sốt 2 - 5 ngày. Điều này khác với các bệnh do virus khác của đường hô hấp thường hết sau 24 – 48 giờ.

Phòng bệnh cúm như thế nào cho hiệu quả?

Để phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả, người dân nên tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm, đặc biệt là nhân viên y tế, những người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh thận mạn tính, cơ địa suy giảm miễn dịch.

Vì các chủng virus cúm thay đổi liên tục mỗi năm do đó mỗi năm thành phần vắc-xin lại được điều chỉnh. Cần tiêm chủng hàng năm mới có tác dụng bảo vệ tốt.

Cách ly người bệnh: Người bệnh cần nằm phòng riêng, thông thoáng. Thời gian cách ly là 7 ngày từ khi khởi phát triệu chứng. Cho người bệnh mang khẩu trang.

Khi ho, hắt hơi, cần phải che mũi miệng bằng khăn giấy và ngay lập tức bỏ vào thùng rác “lây nhiễm”. Nếu không có khăn giấy, hắt hơi vào khuỷu tay, không dùng bàn tay che mũi miệng khi ho.

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên khi tiếp xúc với người bị cúm hay các bề mặt, môi trường có thể có vi rút. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Theo Giadinhmoi

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/benh-cum-nguy-hiem-the-nao-neu-khong-dieu-tri-kip-thoi-1335581.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY