Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường T*nh d*c nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét. Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30) năm có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và thể lây truyền cho thế hệ sau.
Nếu không được điều trị bệnh có thể xâm nhập vào tới cả các phủ tạng đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng rất nặng, có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên chẩn đoán cũng rất khó khăn.
Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân thậm chí gây Tu vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Nó ảnh hưởng sâu sắc sức khoẻ và sự phát triển nòi giống của dân tộc.
Ở Châu Âu người ta cho rằng bệnh lan truyền do Christopho Colombo cùng 44 thuỷ thủ mang bệnh từ Haiti về Tây Ban Nha và sau do bệnh lan thành dịch ở Châu Âu vào đầu thế kỷ 16.
Ở Việt Nam bệnh xuất hiện thời kỳ nào cũng cha xác định rõ. Có thuyết cho rằng bệnh có từ lúc lính của Gia Long viễn chinh sang Xiêm La (Thái Lan) mang bệnh về (thế kỷ 18) vì vậy mới có tên là bệnh tiêm la.
Sự thực bệnh giang mai có từ đời thượng cổ vì trong tài liệu của Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp ngời ta đã mô tả những thương tổn ở xương nguười giống hệt căn bệnh giang mai.
Bệnh Pian (ghẻ cóc): nguyên nhân do T.Pertenu . Bệnh này gặp ở Tây Nguyên- Việt Nam và vùng Trung Mỹ nh Mehico...
Bệnh Pinta ( tiếng Bồ Đào Nha Maldel Pinta có nghĩa là vẽ màu, vì bệnh này để lại các vết màu xanh). Nguyên nhân gây bệnh do T.carateum. Bệnh này gặp ở Nam Mỹ nh Braxin, Achentina...
Bệnh giang mai gây nên do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) do Schaudinn vàHoffmann phát hiện ra năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6 - 10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6 - 15µ. Xoắn khuẩn có thể có 3 loại di động:
Ở môi trường ẩm ớt cả 3 loại di động này có thể tồn tại và kéo dài đến 2 ngày .
Xoắn khuẩn giang mai là 1 loại vi khuẩn yếu, ra ngoài cơ thể nó không sống quá được vài tiếng đồng hồ, nó ch*t nhanh chóng ở nơi khô, ở nơi ẩm ớt nó sống dai dẳng hơn. ở trong nước đá và độ lạnh - 20ºC nó vẫn di động được rất lâu.
ở 45ºC nó bị bất động và có thể sống được 30 phút.
Xoắn khuẩn vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thường là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp,đường Sinh d*c,đường hậu môn hay đường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.
Những năm gần đây bệnh giang mai đã tăng ở nhiều nước. Bệnh tăng rõ rệt ở các nước nhiệt đới và các nước phát triển.
Hình thái lâm sàng có khác nhau tuỳ theo giống người. Thí dụ: ở người da đen thường hay có biểu hiện viêm nhiều hạch trong giang mai sớm hoặc hay có sẩn hình nhẫn, mụn mủ, viêm xương khớp, viêm mống mắt hoặc trong giang mai muộn thì hay gặp biến chứng tim mạch. Ngược lại giang mai thần kinh, (tabes) liệt toàn thân lại rất hiếm gặp ở người da đen.
Ở Việt Nam trước năm 1945 và trong thời kỳ Pháp tạm chiếm cho đến năm 1954, bệnh giang mai đứng hàng thứ 2 sau lậu. Phần nhiều bệnh nhân tự chữa hoặc đến thầy Thu*c t nhân nên số liệu không chính xác.
Từ 1956-1964 ở Miền Bắc giải phóng, đời sống ổn định, ở các nhóm có nguy cơ cao được kiểm tra. Đã phát hiện trong những năm đầu là 1000-1500 ca/năm. Tỷ lệ so với dân số là 0,1/1000.
Số lượng giảm dần, cho đến 1963 - 1964 mỗi năm chỉ phát hiện khoảng 20 ca (tỷ lệ so với dân số lúc đó là 0,01/1000). Bệnh giang mai cũng nh các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c khác đã giảm 10 lần so với năm 1954.
Từ 1965-1975 là thời kỳ chiến tranh, trật tự và nếp sống bị đảo lộn, tâm lý sinh hoạt không bình thường, y tế khó khăn, các bệnh hoa liễu tăng lên ở miền Bắc và đặc biệt đến năm 1975 khi đất nước được thống nhất, số người bị mắc bệnh giang mai đã lên tới 160.000 ca, tỷ lệ là 5/1000 (so với tổng số dân lúc đó là 45 triệu).
Số gái mãi dâm tăng, ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30.000 ngời (64% trong số này có thử nghiệm huyết thanh ).
Số liệu này còn có thể nhiều hơn vì bệnh nhân tự chữa hoặc chữa t không đến các cơ sở y tế của nhà nớc để có số liệu thống kê chính xác.
Theo điều tra của Bùi Kim Ân 1977. Tỷ lệ mắc bệnh giang mai trên gái mãi dâm ở khu vực Hà Nội là 18,8% trên các đối tượng có hành vi nguy cơ cao (nhân viên massage có tỷ lệ tương ứng là 1,8%). Tỷ lệ phản ứng huyết thanh giang mai dơng tính là 1%, qua điều tra trên 1600 mẫu máu của các đối tượng đến khám tại phòng khám chuyên khoa da liễu.
Nguồn bệnh: là người mắc bệnh giang mai kể cả giang mai kín, giang mai.
Giai đoạn 3: Ngoài ra không có nguồn nào khác nh từ động vật hoặc côn trùng.
Đường lây truyền: là đường trực tiếp tiếp xúc giữa người bệnh và người lành hoặc gián tiếp qua đồ vật. Ta có thể khái quát có 3 đường chính sau:
Theo cổ điển bệnh giang mai tiến triển làm 3 thời kỳ : giang mai 1, giang mai 2, giang mai 3. Giữa các thời kỳ có giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng gọi là giang mai kín.
Giữa thời kỳ 1 và 2 có giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng và giữa thời kỳ 2 sơ phát đến thời kỳ 2 tái phát (giang mai tái hồi) cũng có giai đoạn không triệu chứng lâm sàng gọi là giang mai 2 kín sớm.
Giữa thời kỳ giang mai 2 tái hồi có giai đoạn không triệu chứng lâm sàng gọi là kín muộn sau đó đến giang mai 3.
Thai nhi bị lây từ mẹ khi còn nằm trong tử cung nên khi đẻ ra đã mắc bệnh, dới nhiều hình thái khác nhau.
Di chứng của giang mai bẩm sinh:các thương tổn giang mai ở thai nhi đã thành sẹo và khi bé ra đời đã có sẵn các dấu hiệu như trán dô, mũi tẹt hình yên ngựa, xương chày hình lỡi kiếm, tam chứng Hutchinson (răng Hutchinson, điếc nhất thời, lác quy tụ).
Đặc điểm giang mai 1 là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu đã lan toàn thân. Tổn thương khu trú tại chỗ, nông điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời. Nhng rất nguy hiểm cho xã hội vì lây rất mạnh (nhiều xoắn khuẩn tại các tổn thương, bệnh nhân không có cảm giác chủ quan vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).
Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 3 - 4 tuần hoặc 3 tháng và kéo dài 1 - 2 tháng với các triệu chứng sau:
Trợt phát ngay ở chỗ xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, ở đàn ông khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, ở hãm, ở bìu, ở vùng xương mu ở trực tràng quanh hậu môn đối với người có quan hệ đồng giới.
Ở đàn bà thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành *m đ*o, môi lớn, môi bé, âm vật. Còn có thể có ở một số vị trí khác nh hạnh nhân, họng, lỡi hoặc môi, ở trên trán, ở vú có khi ở ngón tay nhất là đối với nữ hộ sinh đỡ đẻ cho bệnh nhân giang mai.
Vết trợt nông hình tròn hay bầu dục bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tơi, không có mủ, không có vảy thường đơn độc.
Ngày nay người ta gặp nhiều loại chancre không điển hình như mô tả. 1/3 số bệnh nhân có nhiều trợt loét, 25% có loét gây đau và không có nền rắn như cổ điển. Có thể trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc trợt khổng lồ.
25% bệnh nhân giang mai không có loét mà biểu hiện là thương tổn của thời kỳ 2. Trong thời kỳ ủ bệnh do dùng penicilline đã làm cho loét xuất hiện chậm hoặc không xuất hiện.
Ở đàn ông đôi khi chancre khu trú ở niệu đạo hơi sâu trong miệng sáo, chỉ thấy ít tiết dịch nhầy và rắn chắc. ở hãm dương vật loét trông giống nh một vết nốt hình raquette (vợt). Nếu ở trong bao quy đầu sẽ gây phù nề nhiều làm cho dương vật hình chuông, vợt (raquette).
Ở đàn bà loét ở môi lớn gây phù nề nhiều ở một bên âm hộ. Khu trú ở cổ tử cung hay gặp nhưng thường bị bỏ sót vì không gây đau đớn gì. ở hậu môn khi biểu hiện bằng vết nứt thâm nhiễm và đau buốt. Các khu trú khác ngoài Sinh d*c như môi, núm vú, ngón tay đều có đau. Loét tự khỏi sau 5-6 tuần, thường chỉ để lại sẹo nông và mỏng. Nếu được điều trị xoắn khuẩn hết sau 24 - 40 giờ và thương tổn lành nhanh chóng.
Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận thường viêm to thành 1 chùm gồm nhiều hạch trong đó có 1 hạch to được gọi là hạch chúa. Bắt đầu hạch ở 1 bên, sau có thể cả 2 bên. Hạch có các tinh chất như sau.
Đặc điểm của giang mai 2: là thời kỳ nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan phủ tạng. Tổn thuương đa dạng nhưng cha phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Thời kỳ này đối với bản thân bệnh nhân cha thực sự nguy hiểm nhưng đối với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì lây lan rất mạnh, ở tất cả các tổn thương đều có xoắn khuẩn.
Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện: trung bình khoảng 6-8 tuần sau khi có loét. Các thương tổn ở niêm mạc xuất hiện rầm rộ và lan toả trong khi đó 1/3 số trường hợp chancre giang mai vẫn tồn tại cha mất hết.
Người ta chia giang mai thời kỳ 2 thành: giang mai thời kỳ 2 sơ phát và giang mai thời kỳ 2 tái phát.
Thương tổn rất đa dạng thường nông hơn trên mặt da như dát (hồng ban) sẩn, sẩn vẩy, sẩn mủ, mụn mủ.
Không có triệu chứng cơ năng kèm theo. Tuy nhiên các thương tổn ở nang lông, mụn mủ có thể hơi ngứa. Các thương tổn ớt, chảy mủ hay tiết dịch có thể ngứa rát.
Đào ban là các dát màu hồng, ấn kính mất, thường thấy ở vùng bụng, mạng sờn, bả vai, các nếp gấp tay chân. Đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc.
Sau 1 thời gian không điều trị gì đào ban cũng mất đi để lại một ít vết có sắc tố nhẹ. ở người da màu có thể gặp những dát trắng loang lổ tròn hay bầu dục quanh cổ, vai được gọi là vòng vệ nữ.
Viêm hạch lan toả: Các hạch nhỏ, rắn xuất hiện nhiều nơi nh cổ, dưới cằm sau tai, nách, bẹn, cùi tay, lăn dưới ngón tay, không dính vào nhau.
Các mảng niêm mạc khu trú vào các niêm mạc như quanh mép mũi, quanh hậu môn, âm hộ. Có thể trợt loét, sẩn sùi hoặc nứt rõ, có vẩy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn và rất lây.
Sẩn rất đa dạng: sẩn có vẩy, sẩn trợt, sẩn có mủ, sẩn loét, đa dạng cả về vị trí và cách sắp xếp: sẩn hình cung, sẩn hình nhẫn, sẩn nang lông, sẩn dạng trứng cá.
Ở những vùng nóng và ẩm của cơ thể nh kẽ mông, hậu môn, âm hộ, nách, các sẩn thường có chân bò ra bề mặt phẳng và ớt có khi xếp thành vòng chung quanh hậu môn, âm hộ, chứa rất nhiều xoắn khuẩn và rất lây gọi là Comdylomalata.
Ở lòng bàn tay, bàn chân do lớp sừng dày sẩn thường có bề mặt phẳng, bong vẩy da theo hướng ly tâm nên để lại một viền vẩy chung quanh sẩn gọi là viền vẩy Biett.
Ở những đợt giang mai 2 tái phát muộn, các sẩn thường xếp thành 1 chùm trung tâm là 1 sẩn lớn, chung quanh có nhiều sẩn nhỏ gọi là corymbiose syphilide ( chùm sẩn giang mai).
Những biểu hiện toàn thân: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau rức xương đùi về đêm, viêm thận, biểu hiện thần kinh.
Các thương tổn của giang mai 2 tiến triển thành từng đợt trong vòng 2 năm đầu, càng về sau thơng tổn càng ăn sâu xuống và khu trú lại.
Nếu không được điều trị các thương tổn này cũng tự mất đi không phải là khỏi mà bệnh ẩn vào trongvà tiếp tục phá hoại cơ thể. Đó là giang mai kín (giang mai ẩn).
Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2-6 tháng sau khi xuất hiện các thương tổn của giang mai 2 rồi tự biến hết và bớc vào giai đoạn kín sớm. Thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn lây cho người khác.
Khoảng 25% bệnh nhân không được điều trị lại thấy xuất hiện các thương tổn của thời kỳ 1 hoặc 2 ở sẹo loét cũ vào cuối năm thứ 2 hoặc các tổn thương phì đại chung quanh hậu môn như condylomalata.
Các thương tổn này không được điều trị cũng biến mất và sang thời kỳ giang mai kín muộn.ở thời kỳ này bệnh không lây lan nữa, bệnh nhân tưởng đã khỏi tuy nhiên vẫn lây lan cho thai nhi thành giang mai bẩm sinh.
Giai đoạn giang mai kín muộn có thể kéo dài nhiều năm,thậm chí suốt đời bệnh nhân không có triệu chứng gì. Tuy nhiên 1/3 số bệnh nhân này sang năm thứ 3 trở đi sẽ thấy các triệu chứng của giang mai 3.
Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức gây những di chứng không hồi phục, thậm chí Tu vong cho bệnh nhân. Đối với xã hội thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Nhưng nếu là thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh.
Thương tổ khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, khớp, mắt, hệ tiêu hoá, gan, nội tiết. Thương tổn chủ yếu là:
Các củ số lượng ít, khu trú ở 1 vùng, không đối xứng hay gặp ở phần trên lưng các chi. Củ nổi cao trên mặy da, tròn, trơn, thâm nhiễm, không đau, đường kính dưới 1cm, hình nhẫn, hình cung, hoặc vòng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vảy như vảy nến.
Giai đoạn loét: vỡ mủ sánh, dính như gôm để lại 1 loét đứng thành, đáy có mủ lẫn máu. Bờ tròn đều hoặc thành cung.
Ở Sinh d*c gôm có thể xuất hiện trên sẹo cũ nên được gọi là “chancre Nedute” khôngcó hạch kèm theo, không tìm thấy xoắn khuẩn.
Chiếm khoảng 10% các bệnh nhân giang mai không được điều trị. Thưòng xuất hiện muộn khoảng 10-40 năm sau khi bị bệnh.
Thường nhất là viêm động mạch chủ lúc đầu không có triệu chứng gì rõ rệt. Điện tâm đồ bình thường. Khi động mạch đã giãn rộng thì phát hiện bằng chiếu X quang.
Giang mai ăn sâu vào tuỷ sống vào não gây viêm màng não huyết quản (Meningo-Vascular Syphilis. Xuất hiện 10-20 năm sau khi bị loét).
Bại liệt toàn thân, các rối loạn tâm thần. Xẩy ra khoảng 10-25 năm sau khi bị bệnh và chiếm khoảng 4% số bệnh nhân không được điều trị.
Trong thời kỳ thai nghén giang mai có những đặc điểm: loét giang mai khu trú ở môi nhỏ thường có kích thước to hơn bình thuường, ngược lại các triệu chứng khác của giang mai 2 thường không rõ rệt nên rất khó chẩn đoán.
Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang thai nhi không xẩy ra trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà xẩy ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi (tuần thứ 16, 18, 19 của thai ).
Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà có những biểu hiện khác nhau.
Nếu thai nhi bị nhiễm một cách ồ ạt thì sẩy thai ở tháng 5, 6 hoặc ch*t lu.
Nếu nhiễm nhẹ hơn nữa thì đẻ ra có thể bình thường nhưng vaì ngày sau hoặc trong vòng 6-8 tuần thấy xuất hiện thương tổn giang mai mang tính chất của thời kỳ 2 như bọng nước lòng bàn tay, chân, nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu hoặc viêm xương sụn, đau các đầu chi, giả liệt Patrot. Hoặc trẻ đẻ ra gầy gò nhăn nheo như ông già, bụng to, gan lách to.
Các triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện muộn hơn lúc 3 - 4 hoặc 5 - 6 tuổi. Đó là giang mai bẩm sinh muộn. Các triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn thường mang tính chất của giang mai 3.
Viêm mống mắt kẽ (Interstitial keratitis) hay xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở 1 bên về sau cả 2 bên. Có thể dẫn đến mù.
Tất cả các phản ứng này đều dùng kháng nguyên không phải là xoắn khuẩn mà dùng kháng nguyên lipit lấy từ phủ tạng người, tim bò, bê để phát hiện kháng nguyên reagin có trong huyết thanh bệnh nhân.
Tpeponemal Antiboly Test và FTA abs (Fluorescent treponemal antibody absorption test đơn giản hơn TPI nhng đặc hiệu hơn nên đợc sử dụng rộng rãi để khẳng định chẩn đoán.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu có gắn kháng nguyên kháng khuẩn TPHA (Treponemal pallidum hemagglutination test).
Các phản ứng kháng nguyên là xoắn khuẩn này đều dương tính với một số bệnh khác như Pinta, ghẻ cóc (Pian).
Phương pháp trị liệu bằng Asen, Bismut, thuỷ ngân tốt nhng bất tiện, phải kéo dài trong 4 năm, ít bệnh nhân theo đuổi cho hết đợt điều trị. Hơn nữa sự điều trị này có nhiều tai biến nặng có thể đa đến Tu vong.
Từ khi có penicilline đến nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng penicilline vì những lợi thế của Thu*c này đối với xoắn khuẩn. Vì dựa vào sự hiểu biết của các yếu tố sau:
Cơ chế tác dụng của penicilline đối với cơ cấu và quá trình trưởng thành và phân chia của xoắn khuẩn.
Penicilline có tác dụng đói với xoắn khuẩn bằng cách ức chế men transpeptidaza trong quá trình sinh sản.
Nồng độ có tác dụng là 0,07-0,2 UI trong 1 ml huyết thanh và giữ đều đặn từ 15 -30 ngày vì xoắn khuẩn sinh sản 33 giờ 1 lần,sẽ bắt gặp dợc 10 - 22 lần sinh sản.
Để gữi nồng độ thường xuyên kéo dài, người ta hay dùng các loại penicillin chậm tiêu như Benzathine penicilline hoà tan trong nước (Bicilline, Extencilline, Pendura, Pennadura) hoặc loại hoà tan trong dầu nh BOM (Benzathine penicilline in araehide oil, alumine monosteard). Khi tiêm 2,4 triệu Benzathine penicilline có thể giữ được nồng độ diệt khuẩn 0,03đv/1ml huyết thanh trong vòng 3-4 tuần.
Có thể dùng penicilline procaine in arachide oil 2%monodarate d’Alumine (PAM) nhưng chỉ lu lại trong máu 3-4 ngày. Nếu dùng fenacilline A của CHDC Đức (Penicilline procaine 25% Penicilline sodique thì nồng độ P cao hơn trong máu nhưng chỉ kéo dài được 12 giờ vì vậy phải tiêm ngày 2 lần mỗi lần 500.000 đơn vị.
Nếu dùng Benzyl penicilline tinh thể hoà tan trong nước thì sau 20 phút có thể đã thải ra ngoài 50% số lượng vì vậy phải tiêm cách 2- 3 giờ 1 phát thì tác dụng mới tốt.
Hợp tác nhiều ngành để giáo dục nam nữ thanh niên sống lành mạnh - Bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Chủ đề liên quan:
bài giảng bệnh giang mai da liễu dấu hiệu điều trị giang mai syphillis triệu chứng