Một rối loạn lành tính đặc trưng bởi các hồng ban, đau, và phù dọc theo tĩnh mạch tổn thương. Liệu pháp bảo tồn bao gồm giữ nhiệt tại chỗ, Thu*c chống viêm như aspirin. Các tình trạng trầm trọng hơn như viêm tế bào, hoặc viêm mạch bạch huyết có thể biểu hiện tương tự, nhưng thường kèm theo sốt, rét run, hạch to, và các đường sọc đỏ nông trên bề mặt dọc theo mạch bạch huyết viêm.
Tình trạng tăng đông máu: kháng proteinChoạt hóa; đột biến prothrombin 20210A; Thiếu antithrombin III, protein C, hoặc protein S; kháng thể chống phospholipid; bệnh tăng sinh tủy; rối loạn fibrinogen máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch.
Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến thuyên tắc phổi. Đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân nằm lâu ngày, bn với bệnh suy nhược mãn tính, và bn với bệnh lý ác tính.
Đau hoặc căng cứng bắp chân hoặc bắp đùi, thường xảy ra 1 bên; có thể không triệu chứng, kèm theo thuyên tắc phổi là các biểu hiện chính.
Xét nghiêm d-Dimer nhạy nhưng không đặc hiệu để chẩn đoán. Xét nghiệm không xâm lấn hữu hiệu nhất là siêu âm tĩnh mạch sâu với Doppler [nhạy nhất cho DVT phần gần (phần trên chân), ít nhạy hơn cho DVT vùng bắp chân]. Chụp tĩnh mạch xâm lấn hiếm khi được chỉ định. MRI có thể hữu hiệu nhằm chẩn đoán DVT đoạn gần và DVT trong tĩnh mạch chậu hoặc trong tĩnh mạch chủ trên/dưới.
Chống đông đường toàn thân với heparin [5000-10,000-U bolus, sau đó truyền IV liên tục nhằm giữ aPTT ở mức 2 × bình thường (hoặc sử dụng nomogram: 80-U/kg bolus sau đó truyền 18 (U/kg)/h)] hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) (VD, enoxaparin 1 mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ ngày), sau đó dùng warfarin uống (dùng heparin trong ít nhất 4–5 ngày và tiếp tục trong ít nhất 3 tháng nếu tĩnh mạch sâu đoạn gần bị ảnh hưởng).
DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài (5000 U tiêm dưới da 2-3 lần/ngày) hoặc heparin phân tử thấp (VD, enoxaparin 40 mg SC hàng ngày), hỗ trợ bằng băng áp lực. Sau phẫu thuật gối hoặc hông, wafarin (INR 2.0–3.0) là chỉ định có hiệu quả. LMWHs đều hiệu quả trong phòng chống DVT sau phẫu thuật tổng quát hoặc chỉnh hình
Là hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó hoặc suy van tĩnh mạch và biểu hiện đau âm ỉ mạn tính nặng dần khi đứng lâu, phù, và suy tĩnh mạch nông. Có thể dẫn đến hồng ban, tăng sắc tố, và viêm tế bào tái phát; vết loét có thể xuất hiện ở mắt cá trong và ngoài. Điều trị bao gồm băng áp lực và nâng cao chân.
Phù mạn tính, phù không đau, thường ở chi dưới; có thể nguyên phát (di truyền) hoặc thứ phát do tổn thương hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết (VD, viêm bạch mạch tái phát, khối u, bệnh giun chỉ bạch huyết).
Siêu âm bụng và hố chậu hoặc CT hoặc MRI nhằm xác định tổn thương tắc nghẽn. Chụp mạch bạch huyết hoặc xạ hình bạch mạch (hiếm khi làm) nhằm khẳng định chẩn đoán.Nếu phù 1 bên, phân biệt với DVT nhờ các xét nghiệm tĩnh mạch không xâm lấn (như trên).
(1) Vệ sinh chân sạch sẽ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, (2) nâng cao chân, (3) vớ nén và/hoặc giày nén bằng khí. Nên tránh dùng lợi tiểu nhằm phòng tránh suy giảm thể tích trong lòng mạch.