Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh nhân BHYT khám chữa bệnh phải đi mua thuốc ngoài, quyền lợi tính ra sao?

Trước thực trạng thiếu thuốc hiện nay, người bệnh đóng tiền mua BHYT nhưng khi đi khám chữa bệnh lại không được hưởng quyền lợi của mình. Vậy, bệnh nhân BHYT phải đi mua thuốc ngoài, quyền lợi của họ tính sao?

Vì sao thiếu thuốc?

Theo ts nguyễn công hựu – giám đốc bệnh viện e, hà nội, tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế hiện nay gây bức xúc dư luận bởi nó thiếu trên toàn hệ thống. nếu trước đó, bệnh viện thi thoảng thiếu một vài loại thuốc, một vài loại vật tư y tế nhưng nó xảy ra nhỏ lẻ, thì hiện tại, bệnh viện ở đâu cũng thiếu.

Bản thân các bác sĩ cũng không biết làm gì giúp người bệnh. Nhiều bác sĩ cũng là bệnh nhân và họ cũng đang phải chịu tình trạng chung tự mua thuốc, vật tư tiêu hao điều trị bệnh của mình như vậy chứ không riêng gì người dân.

Bác sĩ Hựu cho biết bản thân ông làm lãnh đạo nhưng không phải vì sợ mà không đấu thầu, không dám làm gì vì sợ sai. Thực tế, để đấu thầu sản phẩm thì cần 4 – 5 tháng từ thống kê, dự trù của khối chuyên môn lên bộ phận dược, vật tư và qua xem xét hồ sơ thầu, liên hệ đơn vị trúng thầu cung ứng thầu.

Đấu thầu thành công cũng chưa thể chắc chắn rằng sẽ có thuốc, có vật tư y tế ngay vì nhà cung ứng thiếu hàng, họ không có hàng sẵn cung ứng cho gói thầu.

TS Nguyễn Công Hựu chia sẻ về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. 

BS Hựu cho rằng nhiều sản phẩm chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp phân phối vì ảnh hưởng của đại dịch việc sản xuất hay nhập khẩu, phân phối không kịp. Lúc đó, bệnh viện cũng không biết lấy ở đâu ra.

Nếu trước đây tình trạng thiếu thuốc, vật tư, bệnh viện có thể "vay" của các đơn vị cung ứng và tổ chức đấu thầu có hàng trả lại họ. Nhưng hiện tại thì không linh động được như vậy nữa. Bác sĩ Hựu lấy ví dụ trong dịch Covid-19, bệnh viện đấu thầu khoảng 5.000 kít test và ngày đầu dùng khoảng vài chục test tăng dần tăng dần và lên tới cả nghìn kít mỗi ngày. Cả gói thầu chỉ dùng vài ngày là hết. Bệnh viện hết thầu cũng đau đầu tính toán làm sao để có kít test cho người bệnh vì nếu xảy ra dịch thì bệnh viện cũng phải chịu trách nhiệm điều đó.

Đi vay – bài toán linh động trước đó vẫn dùng nhưng hiện tại thì khó. Giá kít test thay đổi lúc đi vay 500 nghìn đồng/cái sau đó trượt giá. Qua đấu thầu lại cũng qua quy trình như vậy, tới khi có hàng trả “chỗ vay” thì kít test chỉ còn 100 nghìn đồng? Sẽ trả đơn vị cho vay như thế nào? Câu hỏi này lãnh đạo cũng đau đầu – BS Hựu chia sẻ.

Hiện tại việc thiếu thuốc, vật tư không chỉ người bệnh thiệt thòi, tốn kém tiền mua thuốc, vật tư ngoài mà bệnh viện cũng thất thoát. Bệnh nhân không mua thuốc được ở bệnh viện trong khi đó bệnh viện hoạt động tự chủ phải tự chi từ tiền điện, nước. Mỗi bệnh nhân chi trả ra bên ngoài vài trăm nghìn, cả nghìn bệnh nhân cũng là khoản tiền lớn.

Bác sĩ Hựu cho biết chưa kể mô hình bệnh tật thay đổi. Năm trước, bệnh viện dự trù khoảng 1000 viên thuốc đặc trị thì năm nay bệnh nhân tăng, cần tới 1500, thiếu phải chờ đấu thầu bổ sung.

Trong điều kiện hiện nay, bv vẫn đang làm thầu để khắc phục tình trạng thiếu thuốc này. thầu đã xong nhưng cũng chưa dám chắc không thiếu thuốc. tất cả các thủ tục hành chính bệnh viện cố gắng đẩy nhanh nhưng vẫn có điều kiện khách quan không thể triển khai được.

Quyền lợi của người bệnh ra sao?

Người bệnh mua bảo hiểm y tế, khi đi khám bệnh vẫn phải mua thuốc vậy quyền lợi của người bệnh sẽ ra sao? Đây là câu hỏi khó ngay cả bản thân TS Hựu cũng không biết trả lời như thế nào?

Bản thân bác sĩ, điều dưỡng chỉ biết giải thích với người bệnh để họ chia sẻ với bệnh viện. Ví dụ, một vài bệnh viện có bệnh nhân ghép tạng, cần thuốc thải ghép phải chuyển bệnh nhân tới bệnh viện còn thuốc để theo dõi điều trị. Điều đó, bệnh nhân cũng không thích nhưng bệnh viện cũng không biết làm thế nào?

Nhiều ý kiến lại cho rằng bệnh nhân đi khám bệnh, nếu không có thuốc ở bệnh viện thì mua thuốc và mang hóa đơn để cơ quan bảo hiểm trả lại chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, khi đó bệnh nhân lại làm thay cho cơ quan dược và cũng không dễ dàng vì cơ chế thanh toán lại. Hoặc bệnh viện xuất tiền trả cho người bệnh rồi BHYT trả lại cho người bệnh phần tiền kia thì cũng quá khó và nó trở thành trào lưu thì cũng rất “dở”.

Nhiều nhân viên y tế làm việc trực tiếp với người bệnh họ cũng nghe những lời phàn nàn, trách móc, xung đột thậm chí có thể xảy ra bạo hành. bs hựu cho rằng bệnh viện không né tránh và có những thuốc không thể có thì bệnh nhân nên chia sẻ.

TS Hựu cũng họp với khoa dược, phòng vật tư để tìm hiểu xem tình trạng thuốc men, vật tư thiếu như thế nào để có giải pháp đấu thầu thêm phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, bệnh viện cũng không phải là nơi sản xuất nên bác sĩ cũng không thể cam kết đến khi nào sẽ hết cảnh thiếu như hiện nay.

Khánh Chi 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/benh-nhan-bhyt-kham-chua-benh-phai-di-mua-thuoc-ngoai-quyen-loi-tinh-ra-sao-413468.html)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY