Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện được chủ động mua sắm biệt dược gốc

Ngày 20/9, Bộ Y tế cho biết trong lúc chưa có kết quả đàm phán giá, các cơ sở y tế được chủ động mua sắm 65 loại thuốc biệt dược gốc, đảm bảo điều trị cho người bệnh.

"Khi kết quả đàm phán giá được công bố, đối với các hợp đồng cung cấp thuốc còn hiệu lực, cơ sở y tế phải điều chỉnh giá thuốc (không vượt mức giá đàm phán được công bố trên)", đại diện Trung tâm Mua sắm Tập trung Thuốc Quốc gia (Bộ Y tế), cho biết.

Yêu cầu này được bộ y tế đưa ra trước bối cảnh nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc thiếu thuốc, vật tư y tế. cụ thể, ngày 22/8, trong cuộc họp với cục quản lý khám chữa bệnh, bà lưu thị bình, phó giám đốc sở y tế thái nguyên chia sẻ có tình trạng gián đoạn cung ứng một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế ở một số đơn vị. điển hình là bệnh viện a - bệnh viện hạng 1 của tỉnh, do một số thuốc biệt dược gốc chưa có kết quả thầu, bệnh viện phải sử thuốc generic để điều trị thay thế. không chỉ thái nguyên, nhiều bệnh viện hạng 1 trên cả nước cũng rơi vào cảnh thiếu thuốc biệt dược gốc, đặc biệt thuốc về ung thư, hạ mỡ máu, đường huyết...

Theo luật dược, biệt dược gốc (thuốc phát minh) là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả. hãng sản xuất giữ bản quyền sáng chế (patent) trong thời hạn bảo hộ (10-20 năm). khi hết patent, các hãng dược khác có quyền mua nguyên liệu và sản xuất các thuốc tương tự biệt dược gốc, được gọi là thuốc generic.

Pgs phạm khánh phong lan (đại biểu quốc hội, phó chủ tịch hội dược học việt nam) cho biết thêm, biệt dược gốc là hàng độc quyền, do công ty sáng chế, được khai thác độc quyền trong 20 năm, giá rất đắt. không chỉ việt nam mà nhiều nước trên thế giới cũng hạn chế dùng vì quá tốn kém, không đủ quỹ bảo hiểm y tế, không thể kê cho tất cả bệnh nhân nhưng vẫn có tỷ lệ nhất định người mắc bệnh rất nặng, giữa ranh giới sống chết, cần dùng đến.

Theo bà Lan, thuốc này không cần đấu thầu vì chỉ có một nhà sản xuất, song phải phát huy hình thức đàm phán giá. Điều này từng bệnh viện không làm được mà phải ở quy mô ít nhất là thành phố lớn hoặc cả nước. Chính phủ, Bộ Y tế có thể đứng ra đàm phán, thương lượng để có giá thuốc tốt nhất, có lợi nhất cho người bệnh.

"Những mặt hàng này rất đắt tiền, nếu bớt được một phần giá thì đã rất tiết kiệm", bà Lan nói.

Hiện hội đồng đàm phán giá thuốc (bộ y tế) tích cực đàm phán giá các thuốc biệt dược gốc với nhà thầu. ngay sau khi được phê duyệt kết quả đàm phán giá, trung tâm sẽ công bố kết quả đàm phán và thỏa thuận khung để các cơ sở y tế triển khai, thực hiện. chiều nay, thứ trưởng y tế trần văn thuấn cho biết bộ đã đấu thầu mua sắm tập trung 86/106 loại thuốc; 19/65 biệt dược. số còn lại dự kiến trong "tháng này, tháng tới hoàn thiện".

Điều dưỡng phát thuốc cho bệnh nhân ung thư nội trú tại Bệnh viện K. Ảnh:Quang Hùng

Tình hình thiếu thuốc vật tư y tế diễn ra trầm trọng từ tháng 4 đến nay. tại hà nội, các bệnh viện thiếu vật dụng cơ bản như kim luồn và các thuốc điều trị ít gặp; tp hcm thiếu thuốc cục bộ tại một vài đơn vị như bệnh viện thủ đức, bệnh viện chợ rẫy. mới đây nhất, bệnh viện bạch mai cũng đang thiếu thuốc giải độc, bệnh viện răng hàm mặt thiếu thuốc tê. ngoài nguyên nhân từ chậm gia hạn giấy đăng ký thuốc và ảnh hưởng từ đại dịch hai năm qua, quy trình đấu thầu mua sắm thuốc và vật tư y tế gian nan cũng tác động lớn đến nguồn cung thuốc.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-vien-duoc-chu-dong-mua-sam-biet-duoc-goc-4513762.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY