Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

Nicotin là một chất rất độc và có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng hoặc thậm chí có thể gây Tu vong do sự hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hay qua da. Nicotin dễ dàng hấp thu vào cơ thể qua da lành và niêm mạc. Nhiễm độc nicotin nghề nghiệp thường là nhiễm độc mãn tính do phải tiếp xúc thường xuyên với Thu*c lá có nồng độ nicotin cao trong điều kiện vệ sinh kém.

I. Các nghề và công việc chính có thể gây bệnh:

Mọi công việc phải tiếp xúc hay thở hít bụi Thu*c lá, nicotin như:

- Các công việc trong quá trình sản xuất Thu*c lá: tước cọng, sấy, sàng, tẩm nguyên liệu, thái sợi, cuốn điếu, đóng bao...

- Các công việc thu hoạch lá Thu*c, đóng kiện, vận chuyển...

II. Biểu hiện của nhiễm độc nicotin mãn tính

- Niêm mạc mắt, mũi, họng bị kích thích (chảy nước mắt, nhức mắt, giảm thị lực).

- Có thể bị dị ứng ngoài da, móng tay mỏng, dễ gẫy, sạm da.

- Rối loạn về tim mạch: rối loạn nhịp tim, huyết áp cao...

- Về thần kinh: run, nhức đầu, kém ngủ, trí nhớ giảm sút, dễ quên, thính lực và thị lực giảm.

- Về tiêu hóa: buồn nôn, ăn không ngon, khó tiêu, ợ chua, đau thượng vị.

- Về hô hấp: viêm phế quản mãn tính, giảm thông khí phổi.

Xét nghiệm cận lâm sàng: Nicotin niệu cao. Đối với người không hút Thu*c lá: trên 0,3 mg/l. Đối với người hút Thu*c lá: trên 1,2 mg/l.

III. Hướng dẫn chuẩn đoán:

1. Đối tượng chẩn đoán: đối tượng chẩn đoán là người lao động làm việc trong môi trường có bụi Thu*c lá, nicotin.

2. Thời gian tiếp xúc: Được xác định theo nồng độ tiếp xúc và thể bệnh

- Thể bệnh cấp tính: thường thời gian tiếp xúc ngắn với nồng độ cao.

- Thể bệnh mạn tính: với nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng thời gian tiếp xúc dài cũng có thể bị bệnh.

3. Dấu hiệu cận lâm sàng:

Lượng Nicotin niệu

- Đối với người không hút Thu*c lá: lượng nicotin niệu là trên 0,3 mg/l.

- Đối với người hút Thu*c lá: lượng nicotin niệu là trên 1,2 mg/l.

4. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng:

4.1. Nhiễm độc cấp tính:

- Chóng mặt, nhức đầu dữ dội, mặt xanh tái.

- Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

- Ứa nước bọt, vã mồ hôi lạnh

- Tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau vùng tim

- Rối loạn thị giác, thính giác

- Rung mi mắt, run tay, chuột rút.

4.2. Nhiễm độc mạn tính:

- Niêm mạc: có hiện tượng kích thích, niêm mạc mũi họng khô, viêm miệng, viêm kết mạc (chảy nước mắt, nhức mắt, giảm thị lực).

- Da, móng: viêm da dị ứng, móng tay mỏng, dễ gẫy.

- Tim mạch: cơn đau tim, thay đổi nhịp tim, nhịp ngoại tâm thu, biến đổi huyết áp.

- Thần kinh: nhức đầu, kém ngủ, trí nhớ giảm sút, dễ quên, thính lực và thị lực giảm sút, run.

- Tiêu hoá: buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua, đau thượng vị.

- Hô hấp: viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giảm thông khí phổi..

IV. Hướng dẫn giám định

Tổn thương - Di chứng sau điều trị

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ % mất khả năng lao động

Ghi chú

1. Da niêm mạc

3 tháng

a. Viêm kết mạc mạn tính

5-10

b. Viêm da, chỗ da hở mạn tính do dị ứng:

- Diện tích bị viêm ³ 20% của bộ phận (tay chân, mặt, cổ...)

21-25

- Diện tích bị viêm Ê 20%

10-20

2. Rối loạn chức năng bộ máy tuần hoàn

3 tháng

a. Huyết áp giảm (huyết áp tâm thu Ê 90 mmHg; huyết áp tâm trương Ê 60 mmHg)

16-20

   Bảng 3

b. HA tăng > 160/90 mmHg, giai đoạn 1-2

16-20

      -nt-

c. Loạn nhịp ngoại tâm thu

- Thưa ³ 12 nhịp/phút

10-15

- Nhanh (phải sử dụng Thu*c chống loạn nhịp thường xuyên)

25-30

d. Nhịp chậm (dưới 55 lần/phút)

21-25

- Có Bloc nhĩ thất cấp 3 nhưng không ngất

35-40

- Có Bloc nhĩ thất cấp 3, có ngất, điều trị có kết quả.

45-50

- Có Bloc nhĩ thấp cấp 3, có ngất, điều trị không có kết quả.

61-70

  Xếp loại tạm thời, sau 1 năm giám định lại

e. Các tổn thương động mạch vành, cơ tim

35-40

3. Hội chứng suy nhược thần kinh

3 tháng

25-30

(Đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, giảm trí nhớ phải điều trị kéo dài trên một năm)

V. Điều trị và phòng ngừa

- Đối với nhiễm độc nicotin mãn tính: Không có Thu*c điều trị giải độc đặc hiệu do vậy chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp với điều dưỡng nâng cao thể trạng.

- Về dự phòng, cần lắp đặt các hệ thống thông hút gió tốt ở những nơi phát sinh hơi, bụi Thu*c lá và đây chính là biện pháp hữu hiệu và quan trọng nhất. Định kỳ tổ chức khám phát hiện sớm tình trạng nhiễm độc nicotin nghề nghiệp ở công nhân trực tiếp sản xuất, thường xuyên tiếp xúc với Thu*c lá. Chú ý vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng thường xuyên bảo hộ lao động cá nhân. Định kỳ theo dõi, giám sát nồng độ nicotin trong không khí để có giải pháp khắc phục làm giảm nồng độ nicotin ở dưới mức tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (dưới 0,5 mg/m3 không khí).

* Ghi chú:

- Khi bị nhiễm độc nicotin cấp tính phải được cấp cứu và điều trị cho đến khi ổn định, nếu để lại di chứng mới đưa ra Hội đồng GĐYK để giám định.

- Khi bệnh tái phát cũng phải được điều trị ổn định sau đó mới giám định lại.

- Những đối tượng có các bệnh đã quy định ở trên (được xác định trong hồ sơ khám tuyển) không được giám định y khoa để xác định bệnh nghề nghiệp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c19fb8476801b14a3007038)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sử dụng nút tai chống ồn khi làm việc chỉ có tác dụng ngăn tiếng ồn bằng đường khí, còn đường xương thì không thể ngăn chặn được.
  • Người làm việc tại các văn phòng, tòa nhà dễ mắc bệnh đau đầu hoặc viêm nhiễm vì thường xuyên hít phải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, phát sinh từ thiết bị máy móc....
  • Văn phòng luôn có hơn chục chiếc máy tính, máy fax, máy in hoạt động nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Có những trường hợp nạn nhân Tu vong hoặc nguy kịch vì bị nhiễm độc do hít thở các loại khí được hình thành từ sản phẩm của vật liệu cháy.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY