Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh nhiễm khuẩn lao

Đường lây truyền qua tiếp xúc: trực khuẩn lao được đưa đến da từ cơ quan nội tạng hoặc hiếm hơn từ bên ngoài. Có người bị luput lao ở dái tai vì đã nhờ một bệnh nhân lao phổi xâu tai để đeo khuyên, kim khâu dính nước bọt của bệnh nhân. Các nhân viên phục vụ ở giảng đường phẫu tích, công nhân lò sát sinh có thể bị lây trực tiếp từ những bệnh phẩm qua da bị xây xát

1. Khái niệm

Bệnh lao da là một trong những bệnh nhiễm khuẩn tương đối phổ biến gây tổn thương sâu sắc trong cơ thể. Bệnh do trực khuẩn lao (Bacille de Koch- BK) gây ra.

Trực khuẩn BK do Robert Koch tìm ra năm 1892, hình thể chiều dài từ 2- 4 m rộng 0, 2- 0,6 m. Có một hình thể trực khuẩn lao giảm độc lực Bacille Calmette Guérin - BCG có thể gây những thay đổi mô bệnh học giống như nang lao, nhưng không có sự tiến triển nặng và có khuynh hướng tự lành để lại những thay đổi xơ hoá.

2. Sự lây truyền của bệnh

Đường lây truyền qua tiếp xúc: trực khuẩn lao được đưa đến da từ cơ quan nội tạng hoặc hiếm hơn từ bên ngoài. Có người bị luput lao ở dái tai vì đã nhờ một bệnh nhân lao phổi xâu tai để đeo khuyên, kim khâu dính nước bọt của bệnh nhân. Các nhân viên phục vụ ở giảng đường phẫu tích, công nhân lò sát sinh có thể bị lây trực tiếp từ những bệnh phẩm qua da bị xây xát. Tuy vậy đại đa số trường hợp trực khuẩn lao được đa đến da từ các phủ tạng bị lao: như lao phổi, lao hạch lymphô, lao xương. Chính vì thế lao da luôn là biểu hiện thứ phát của nhiễm khuẩn lao. Lao da nguyên phát là điều rất hiếm. Từ các phủ tạng (phổi) trực khuẩn lao đến da bằng nhiều đường:

Đường lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thương da, đường lan truyền này th­ường xảy ra ở lao hạch. Luput lao hay nổi ở mặt vì trực khuẩn lao từ các hạch cổ và hạch d­ưới hàm được đa đến da qua đường lymphô. Quá trình lao ở hạch trở ngại cho tuần hoàn lymphô, làm cho dịch lymphô chảy ngư­ợc chiều vào một số vùng, mang theo cả trực khuẩn lao.

Đường máu: một số mạch máu trong ổ lao ở phủ tạng bị phá huỷ làm cho trực khuẩn lao lan truyền trực tiếp vào máu, từ đó trực khuẩn chuyển vào khắp cơ thể và vào da. Đường lan truyền này gặp trong luput lao, lao hạch, lao sẩn hoại tử và một số thể lao khác.

Lan truyền do tiếp cận: quá trình lao lan truyền dần sang tổ chức lân cận và sau cùng đến một vùng da nào đó. Cách lan truyền này gặp trong lao hạch lymphô và lao xương.

Tự tiêm truyền: một ổ lao phủ tạng nặng đang tiến triển có nhiều trực khuẩn, những trực khuẩn này có thể lây nhiễm cho vùng da và niêm mạc. Ví dụ lao phổi nặng có thể bị lao ở niêm mạc môi và mũi. Lao thận có thể dẫn đến lao da và cơ quan Sinh d*c.

3. Phân loại trực khuẩn lao

 - Trực khuẩn lao ng­ười (Type human)

 - Trực khuẩn lao bò (Type bovin)

 - Trực khuẩn lao từ chim loại này hiếm (Type gallinene)

Bệnh lao da không phải là bệnh đơn thuần tổn thư­ơng da mà là một bệnh của toàn cơ thể. Trên bệnh nhân lao da ta phát hiện từ 3- - 40 % có lao hạch kèm theo, 25 - 30 % có lao phổi. Còn có thể phát hiện lao ở Sinh d*c và buồng trứng.

Bệnh lao da phụ thuộc vào 3 yếu tố

 - Do độc lực của trực khuẩn.

 - Do số l­ượng của trực khuẩn.

 - Do cơ thể của bệnh nhân: trên đại đa số bệnh nhân lao da thể hiện rất rõ ràng dị ứng với Tuberculin hoặc BCG ở nồng độ 5%; 10%; 20%, điều đó chứng tỏ trong cơ thể có kháng thể đối với trực khuẩn lao. Dùng phản ứng này để tiên lư­ợng bệnh. Trong lao nặng thì phản ứng này là âm tính. Bệnh còn do môi trường, yếu tố dinh dư­ỡng bản thân bệnh nhân sau những bệnh nhiễm trùng khác rồi sau đó mới bị bệnh lao (trẻ em sau sởi). Bệnh nhân nghiện rư­ợu

4. Lâm sàng

Hình ảnh lâm sàng của lao còn phụ thuộc vào tuổi, giới, đặc tính về giải phẫu học ở vùng da bị tổn thương và sự liên quan nhiều mặt ở yếu tố miễn dịch và dị ứng.

4.1 Các tác giả đều phân làm 2 nhóm lao như sau

Nhóm thứ nhất: lao da thực sự, luput thường hoặc luput lao, lao hạch, lao da hạt cơm, lao loét kê da và niêm mạc. Nhóm này có đặc điểm tiến triển chậm, mãn tính, có xu hướng hoại tử và có hình ảnh mô bệnh học đặc trưng.

 - Đặc điểm: xét nghiệm vi khuẩn trên tổn thương dương tính.

 - Nuôi cấy và tiêm truyền trên chuột dương tính (môi trường Lowenstein)

 - Mô bệnh học điển hình của nang lao: giữa là tế bào khổng lồ, vài trực khuẩn Koch, xung quanh là tế bào lymphô ngoài là tế bào bán liên).

 - Phản ứng tuberculin (+ +) kèm theo phản ứng tại chỗ.

 - Thường có lao các bộ phận khác kèm theo.

Nhóm thứ 2: á lao gồm lao sẩn hoại tử, lao dạng liken, lao da cứng.

Có tác giả còn phân loại thành á lao sẩn cục, á lao sẩn kê, á lao sẩn hoại tử. Nhóm này có đặc điểm là mãn tính tiến triển ít có xu hướng hoại tử.

4.2 Đặc điểm:

 - Xét nghiệm trực khuẩn không thấy th­ường xuyên.

 - Nuôi cấy và tiêm truyền ít khi thành công.

 - Hình ảnh tổ chức học thất thư­ờng không có nang đặc hiệu.

 - Phản ứng với tuberculin (+ , - ) thất th­ường.

 - Có thể có hoặc không có các lao ở các bộ phận khác.

4.3 Các hình thể lâm sàng

4.3.1 Luput lao

Là một thể lao da thường gặp nhất 50 - 70 %. Lâm sàng đa dạng, tiến triển dai dẳng, điều trị lâu dài, khó khăn có khuynh hư­ớng loét phá hoại tổ chức, nếu sức đề kháng tốt thì có thể tự lành. Phần lớn căn nguyên do trực khuẩn từ nội tạng do đư­ờng máu gây ra hoại tử từ ngoài vào. Trẻ con hay bị hơn người lớn.

Triệu chứng lâm sàng: củ lao (Lupome) màu vàng đỏ vàng nâu kích thư­ớc bằng đầu đinh ghim hoặc to nh­ư hạt đậu, bề mặt trơn bóng, có ít vẩy, hoặc chợt, da loét. Củ lao mềm bóng dễ nén xuống giống như­ thịt đông, ấn kính củ lao xẹp xuống, nhìn qua kính củ lao trong suốt màu vàng nâu châm kim thì sụt.

Tiến triển của củ lao: các củ này liên kết với nhau thành đám lan dần ra phía ngoài, lên sẹo ở giữa màu trắng. Có khi ngay trong lòng sẹo lại phát ra củ lao mới. Bờ nổi cao lên mặt da không đều, khúc khuỷu. Các củ lao dễ tìm thấy ở trên bờ hoặc gần bờ. Luput lao tiến triển lâu có thể 10- 20 năm.

Phản ứng với Tuberculin 86,6 % (+).

Tổn thương khu trú thờng ở mặt, môi trên 70- 75%, ít gặp hơn ở tứ chi như bàn tay, bàn chân, mông. Rất hiếm khi gặp ở đầu. Nếu gặp ở bộ phận Sinh d*c hoặc hậu môn thì thông thường từ lao ruột lan ra.

Các thể lâm sàng của luput lao: có 2 thể chính

 - Luput lao phẳng: mảng hypome không nổi cao trên mặt da củ lao phát triển chậm.

 - Luput lao loét : loét nhanh phá huỷ các tổ chức mất một cánh mũi hoặc mất cả vành tai. Luput lao loét có khi kết hợp với tổn thương xương làm mất ngón tay gây tàn phế. Nếu tổn thương ở họng có thể làm thủng vòm miệng làm thông lên mũi.

Tổ chức bệnh lý của luput lao: củ lao khu trú ở trung bì thỉnh thoảng có tế bào bánh xe, có khuynh hướng bã đậu hoá nên mềm, các nang lao có thể riêng rẽ, có thể hợp lại thành đám xâm chiếm. Các dây hồ và dây chun trong nang lao bị phá huỷ. Thượng bì phía trên teo, á sừng, lớp gai lớp sừng quá sản. Có thể tìm thấy BK trên thương tổn.

*Biến chứng của luput lao:

 - Viêm quầng (Erysipèl ) thứ phát.

 - Viêm các mạch bạch huyết, phù chân voi (éléphantiasis)

 - Ung thư­ (Cancers)

Chẩn đoán phân biệt:

 - Giang mai thể củ: củ to hơn, màu đỏ đồng, thâm nhiễm, sẹo sâu hơn sẹo lao, xét nghiệm giang mai (+).

 - Phong thể củ: tổn thư­ơng có rối loạn cảm giác.

 - Nấm sâu.

4.3.2 Lao cóc (Tuberculose verruqueuse)

Lâm sàng thương tổn trên da là những mảng xùi, lúc đầu là những sẩn màu đỏ nhạt cứng, ấn kính xuống không xẹp (không giống củ lao) các sẩn lớn dần không tạo thành mảng. Vùng giữa dầy sừng sau đó xùi lên nứt nẻ ấn vào mảng xùi thì ở phía đối diện có giọt mủ phòi ra. Xung quanh có một vùng thâm nhiễm màu tím sẫm có bao phủ vẩy mủ và vẩy da. Ngoài cùng có một viền xung huyết màu đỏ.

Vị trí khu trú mu bàn tay, ngón tay 1, 2 có khi khu trú ở trên da bàn tay bàn chân các vùng da khác ít gặp. Nam giới bị nhiều hơn nữ giới.

Có khi kết hợp với lao phổi, lao ruột hoặc từ lao xương sang .

Tiến triển nhiều năm các mảng lan rộng chậm có thể để lại sẹo, không có tổn thư­ơng mới ở trên sẹo, không có sự phá huỷ tổ chức.

Biến chứng viêm mạch bạch huyết, sưng hạch.

Giải phẫu bệnh lý giai đoạn đầu có cấu trúc của nang lao, bên cạnh còn có sự thâm nhiễm không điển hình gồm tế bào lymphô, tế bào bánh xe, tế bào xơ, tế bào đa nhân, dây hồ dây chun bị phá huỷ. Ở giai đoạn sau th­ượng bì quá sản. Lớp sừng và lớp gai bị kéo dài và đi sâu vào trung bì, BK có thể có như­ng ít.

Chẩn đoán khác:

 - Với bớt xùi: màu sẫm và có từ bé.

 - Mụn cơm: sẩn nổi cao xùi tăng gai.

 - Liken phẳng sùi: có ngứa xùi bên cạnh có sẩn đa giác bóng.

4.3.3 Loét lao: (ulcer tuberculosis)

Thường là loét tiên phát xuất hiện trên những ng­ời lao phản ứng tubeculin âm tính.

Lâm sàng: Triệu chứng đầu tiên là những sẩn bóng bằng đầu đinh ghim, loét nhanh, các sẩn liên kết với nhau thành vết loét đ­ường kính 2 cm bờ lởm chởm khúc khuỷu đứng thành hàm ếch, bờ nhợt nhạt hoặc hơi tím, đáy của vết loét không đều, có nhiều điểm xuất huyết, đáy thư­ờng nông, dọc theo bờ có những hạt màu và hạt Trelat, mủ rất ít. Nền vết loét mềm hoặc chỉ hơi thâm nhiễm các hạch trực thuộc có thể bị viêm .

Tiến triển chậm hàng tháng.

Vị trí tổn thương thường ở niêm mạc môi hoặc ở bên trong má, lưỡi, xung quanh miệng, ở hậu môn ở tầng sinh môn, ở bộ phận Sinh d*c thì rất hiếm.

Tổ chức bệnh lý: các vết loét lớn thấy các nang lao điển hình, viêm nhiễm không đặc hiệu gồm tế bào lymphô, bạch cầu đa nhân, tế bào bán liên ít khi thấy. Tế bào khổng lồ ở trung bì ở vùng có hoại tử thì có nhiều vi khuẩn lao.

Còn có loét lao thứ phát (do gôm lao loét ra ).

Chẩn đoán phân biệt

Loét giang mai là loét nông, thâm nhiễm, xơ cứng, xét nghiệm có xoắn khuẩn.

Sẩn giang mai bị loét.

Loét hạ cam.

5 . Điều trị

Phải điều trị toàn thân, tại chỗ chỉ có tính chất sát khuẩn

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c53eb7a76801b5092230592)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY