Sức khỏe hôm nay

Bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày.

Đây bệnh thường gặp, và gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.

1. Yếu tố nguy cơ.

Bệnh thường xảy ra, ở những người có các yếu tố nguy cơ sau:

- Huyết áp: những người mắc bệnh tăng huyết áp ở tuổi trung niên, là đối tượng có nguy cơ cao về sa sút trí tuệ. Vì tăng huyết áp có mối liên quan, đến quá trình thoái hóa thần kinh hoặc gây teo não. Ngược lại, ở nhóm người cao tuổi, thì huyết áp thấp lại là đối tượng, có khả năng bị sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

- Đái tháo đường gây tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

- Bệnh tim: bệnh tim mạch thường phối hợp, với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

- Bệnh mạch máu não: nhồi máu não đa ổ, đột quỵ, là những yếu tố nguy cơ chính, gây sa sút trí tuệ sau đột quỵ.

- Tăng mỡ máu có mối liên quan, giữa tăng cholesterol máu ở tuổi trung niên, với bệnh Alzheimer khi về già.

- Uống rượu: uống rượu quá mức, có thể gây sa sút trí tuệ do rượu, và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu.

- Chế độ ăn: một số nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa, với tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer, vân vân.

2. Các dấu hiệu.

Thời kỳ đầu, sa sút trí tuệ chỉ có những biểu hiện nhẹ như: thường quên những sự việc vừa mới xảy ra, và không nhớ lại được, cũng có thể quên ngay những điều vừa mới nghe, hoặc những điều vừa mới dự định làm, và sự suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn, người bệnh quên cả các sự kiện xảy ra trước đó, quên tên người quen cũ, đồng nghiệp, quên các kiến thức đã học, vân vân, rồi quên cả các sự kiện quan trọng, liên quan đến cuộc sống cá nhân của mình.

Rối loạn định hướng:

Trí nhớ là một nhân tố quan trọng, trong việc định hướng, do vậy, khi bị sa sút trí tuệ, thì khả năng định hướng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó làm cho người bệnh bị lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi cụ thể, và quên cách để trở về nhà, dần dần mất hoàn toàn khả năng, định hướng không gian và thời gian.

Rối loạn hoạt động:

Người bệnh có thể không còn nhớ, cách ăn uống hoặc không thể tự ăn uống được, nặng hơn, người bệnh không thể tự vệ sinh cá nhân, mà cần phải có sự giúp đỡ của gia đình, lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình, trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân, vân vân.

Rối loạn ngôn ngữ:

Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc tìm từ, diễn đạt, rối loạn phát âm như: nói lắp, khó gọi tên đồ vật, vân vân.

Giảm khả năng tư duy trừu tượng:

Người bệnh có thể không nhận ra được các con số, hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản. Khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội, và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.

Thay đổi tính cách:

Cùng với tình trạng quên, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt và mất tự chủ, vân vân.

Biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng, nhưng nổi bật nhất là giảm trí nhớ, từ từ nặng dần, mất dần khả năng nhận thức và trí tuệ trong vòng 2 đến 10 năm, và hậu quả là mất hết mọi khả năng sinh hoạt độc lập, trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào người khác, và thường Tu vong do các bệnh nhiễm trùng.

3. Những giai đoạn.

Ở giai đoạn đầu: người bệnh giảm trí nhớ gần, hay còn gọi là trí nhớ ngắn hạn, như nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, thậm chí chỉ cách nhau vài phút, hoặc rất hay đi tìm đồ dùng cá nhân, vì không nhớ để ở đâu, quên các từ ngữ thường dùng, nên phải diễn đạt theo kiểu nói vòng vo, rất khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Người bệnh có sự thay đổi nhân cách, rối loạn cảm xúc và giảm khả năng nhận xét, đánh giá, người bệnh trở nên khó tính, dễ nóng giận và kích động.

Giai đoạn trung gian: người bệnh bắt đầu khó, hoặc không làm được công việc hàng ngày, như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, vân vân, mất khả năng thu nhận thông tin, nên bị rối loạn định hướng nặng, về không gian và thời gian. Người bệnh có thể bị lạc ngay cả khi ở trong nhà mình, dễ bị té ngã. Nặng hơn, có thể bị hoang tưởng, đặc biệt hoang tưởng bị hại, do đó, ngày càng trở nên nghi kỵ người xung quanh.

Giai đoạn nặng: người bệnh hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, trong các hoạt động thường ngày, như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và đi lại, người bệnh không còn nhận biết được người thân trong gia đình, không đi lại được, nên phải nằm liệt giường.

Khi có những biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ, cần được đưa đến khám tại các cơ sở y tế, với các biểu hiện như: hỏi đi hỏi lại mãi cùng một câu hỏi, thường dựa dẫm vào người khác, để quyết định một vấn đề, quên những hoạt động, mà trước đó họ thường xuyên làm một cách dễ dàng, như quên cách nấu ăn, đánh răng, rửa mặt, nhầm lẫn về tiền nong, vân vân, hoặc bị lạc ở những nơi quen thuộc, để nhầm đồ đạc trong nhà, hoặc có những rối loạn về tâm thần, như hoang tưởng, ảo giác, kích động, đi lang thang. Tuy nhiên, hiện tại chưa có các Thu*c điều trị đặc hiệu, đối với bệnh sa sút trí tuệ, chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.

4. Một số biến chứng.

bệnh sa sút trí tuệ, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến giai đoạn nặng, khi đó trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, của người mắc bệnh sa sút trí tuệ gần như bị mất hoàn toàn. Do đó, sẽ có một số biến chứng hay gặp nhất ở người bệnh sa sút trí tuệ:

Ăn uống kém:

Người bị bệnh sa sút trí tuệ thường ăn uống ít, hoặc không chịu ăn uống. Họ thường quên ăn, hoặc nghĩ là mình đã ăn rồi, đồng thời khả năng vận động phản xạ, như nuốt bị suy giảm hoặc mất, cho nên dễ bị rối loạn dinh dưỡng, hay sặc thức ăn vào phổi, gây tắc nghẽn đường thở hoặc gây viêm phổi.

Vệ sinh không đảm bảo:

Người bệnh hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, trong các hoạt động thường ngày, như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và đi lại. Người bệnh không thể đi lại được, chỉ nằm một chỗ, đi tiểu không tự chủ, nên phải đặt thông tiểu, cho nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm, thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Do nằm lâu một chỗ, cho nên các điểm tỳ, nhất là vùng lưng, xương, 2 bên hông dễ bị lở loét, do bị liệt toàn thân, vân vân.

Suy thoái tinh thần:

Sa sút trí tuệ, khiến người bệnh thay đổi về tính cách và thái độ, có thể dẫn đến trầm cảm, kích động, hỗn loạn, lo lắng, mất khả năng ức chế, rối loạn định hướng.

Dễ bị té ngã, chấn thương:

Người bệnh sa sút trí tuệ, thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, khi té ngã sẽ gây chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, người bệnh phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế, vân vân, tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.

5. Phòng tránh như thế nào?

Để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, điều cần thiết là phát hiện sớm, và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, để làm chậm phát thành bệnh. Theo những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra hai giả thuyết, gợi ý khả năng dự phòng sa sút trí tuệ. Thứ nhất, là giả thuyết mạch máu và điều trị các yếu tố nguy cơ, thứ hai, là giả thuyết về tâm lý xã hội, với lối sống tích cực và gắn kết với xã hội, ở tuổi trung niên và tuổi già, có thể có tác dụng bảo vệ, hoặc làm chậm sự khởi phát sa sút trí tuệ.

Cùng với sự phát triển và tiến bộ của y học, ngày nay, có thể điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn còn sớm, hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Song song với tiến trình điều trị, là quá trình chăm sóc người bệnh, để chăm sóc người mắc bệnh sa sút trí tuệ hiệu quả, có thể áp dụng các phương pháp sau:

Về ăn uống:

Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ, cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại vitamin như B6, B12, Omega3, vân vân, trong các bữa ăn, hạn chế chất béo, muối và đường, loại bỏ Thu*c lá, hạn chế uống rượu bia, vân vân, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch, nhũn não, đột quỵ và tai biến mạch máu não. Nên cho người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nhắc nhở người bệnh ăn uống đầy đủ, đúng giờ và uống Thu*c đầy đủ.

Luyện tập thể dục:

Vận động, luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, cũng giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa, cũng như sa sút trí tuệ, có thể tập mỗi lần khoảng 10 đến 20 phút, thời gian nhiều hoặc ít hơn, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Nên tập những môn vừa với sức khỏe, và phù hợp với lứa tuổi, như đi bộ, aerobic, chạy bộ và đạp xe đạp tại chỗ, cũng có thể đi dạo trong công viên, tập thể dục, chơi với thú cưng, tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, vân vân, cũng là những liệu pháp xoa dịu thần kinh hiệu quả, và giúp người bệnh lấy lại sự thanh thản, nhẹ nhàng tâm trí một cách nhanh chóng.

Chia sẻ, cảm thông với người bệnh:

Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ, là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, vì sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, nên họ phải chịu đựng những chấn thương về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, người bệnh thường có sự thay đổi về tâm thần, như hay nghi ngờ, cáu gắt, bướng bỉnh, khó chịu, cho nên người nhà nên chăm sóc nhẹ nhàng, vỗ về với lời nói ngắn gọn, chậm rãi, rõ ràng, thường xuyên thăm hỏi, nhất là trẻ thơ, vì chúng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người bệnh.

Phòng chống các biến chứng nguy hiểm khác như:

- Phòng ngừa biến chứng viêm phổi.

- Phòng chống viêm đường tiết niệu, bằng cách cho người bệnh uống đủ nước, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu, bảo đảm vô trùng, đối với các phương tiện đưa vào đường tiểu nếu phải đặt sond.

- Phòng chống loét điểm tỳ, nhất là ở các vùng kheo, xương cùng, 2 bên hông, xoa bóp hàng ngày, tránh để tỳ nén quá lâu một chỗ, xoa bột talc vào những chỗ có nguy cơ đe dọa loét.

Với những thông tin về dấu hiệu, biến chứng cũng như cách chăm sóc người bị bệnh sa sút trí tuệ, mong rằng khi trong gia đình có người thân nghi ngờ bị sa sút trí tuệ, hãy nhanh chóng đưa họ đến khám chuyên khoa tâm thần hoặc lão khoa, để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu, từ biến chứng của căn bệnh gây ra.

6. Phòng việc người bệnh đi lang thang, lạc lối, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào.
- Cho người bệnh mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại cần liên lạc.
- Thường xuyên để ý đến người bệnh.

Bác sĩ: HỒ VĂN CƯNG.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/benh-sa-sut-tri-tue-n132664.html)

Tin cùng nội dung

  • Các thói quen này sẽ khiến não bị thoái hóa, làm giảm sự tập trung và cả trí thông minh nữa đó!
  • Thống kê mới đây cho thấy 20-30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Mà nguyên nhân chính là stress khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại.
  • Một cuộc thử máu có thể cho cảnh báo sớm về mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer nhờ một loại protein có khả năng chỉ báo rất tốt.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY