40 bệnh nhi điều trị tay chân miệng tại bệnh viện nhi đồng 1 ngày 6/4, trong đó 7 ca nặng mức độ 2b đến độ 3. điểm đặc biệt năm nay là số trẻ hơn 3 tuổi mắc tay chân miệng nặng nhiều hơn trước, trong khi thông thường trẻ dưới 3 tuổi bệnh nặng, theo bác sĩ trương hữu khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, bệnh viện nhi đồng 1.
Tại bệnh viện nhi đồng 1, số ca tay chân miệng nhập viện tuần này tăng gấp đôi so với những tuần trước. trước đây trung bình mỗi tuần có khoảng 20 ca nhập viện. nhiều bệnh nhi nặng phải theo dõi đặc biệt tại phòng cấp cứu với một số biến chứng như giật mình, tăng huyết áp...
Tháng 3, tháng 4 hàng năm là thời điểm bệnh tay chân miệng thường tăng cao, khi trẻ trở lại trường học sau kỳ nghỉ tết.
"Năm nay số trẻ bệnh nhiều hơn và nặng hơn có thể do năm ngoái ảnh hưởng của Covid-19 phải cách ly xã hội, trẻ không đi học, rất hiếm ca tay chân miệng, nên số trẻ không có miễn dịch của bệnh này trong cộng đồng nhiều hơn", bác sĩ Khanh chia sẻ.
Chăm con 3 tuổi rưỡi tại bệnh viện, chị hạnh, ngụ quận 7, cho biết ngày đầu bé chỉ xuất hiện vài nốt đỏ ở mông, không sốt, mẹ không nghĩ đến tay chân miệng. sau đó, bé nổi các nốt ở lòng bàn tay và bàn chân, vào viện bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 2b, điều trị 4 ngày chưa khỏi.
Bệnh chia làm 4 cấp độ, nặng nhất là độ 4. Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, Phó Khoa Nhiễm -Thần kinh, nhiều người nhầm lẫn, khi thấy trẻ chảy nước miếng thì nghĩ mọc răng, hơi nóng người cho rằng do thời tiết nắng nóng chứ không phải sốt.
"Người nhà cần đo nhiệt độ khi thân nhiệt trẻ tăng, kiểm tra trong miệng có vết loét, bóng nước không khi chảy nước miếng, kịp thời phát hiện bệnh", bác sĩ Quy khuyên.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 dự đoán trong tháng 4, tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng, tiêu chảy cấp sẽ tăng. Bệnh sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm tiểu phế quản... có khuynh hướng giảm so với các tháng trước.
Bệnh tay chân miệng thường biểu hiện với các bóng nước xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, bàn chân... ảnh: quỳnh trần.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vaccine dự phòng. bệnh biểu hiện với các nốt ban đỏ, bóng nước xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn.
Hầu hết bệnh nhân diễn biến nhẹ, bóng nước tự xẹp và tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM khuyến cáo trường học lưu ý theo dõi, giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời. Phụ huynh cần thông báo rõ lý do trẻ nghỉ học. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với trẻ khác.
Phòng bệnh chủ yếu thông qua giữ gìn vệ sinh của trẻ và người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi trẻ bệnh, chăm sóc tại nhà, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng Thu*c giảm đau hạ sốt theo chỉ định. Không nên kiêng tắm mà ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn.
Cần cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, trẻ ngủ không yên, chới với, hay giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Đưa trẻ đi khám kịp thời, trẻ bệnh phải uống Thu*c theo chỉ định, vệ sinh môi trường, rửa tay thường xuyên, theo dõi các biến chứng để xử trí kịp thời.
Chủ đề liên quan:
ghi nhận khám chữa bệnh phòng bệnh tay chân miệng tay chân miệng tay chân miệng trẻ nổi bóng nước