Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh teo não ở người lớn

Bệnh teo não có thể xuất hiện từ khá sớm, tầm tuổi trên 30. Tất cả mọi người đều nên nhận thức được rằng, teo não là bệnh không thể điều trị mà chỉ có thể phòng ngừa ngay từ khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên một cách sớm nhất.

1. Đại cương:

- Là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa,

- Là một bệnh nặng của các tế bào thần kinh trung ương.

- Là sự mất dần của các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não.

2. Nguyên nhân:

- Do quá trình lão hóa của con người.não bộ sẽ mất dần chức năng, teo nhỏ hoặc ch*t, khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại, ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ, hành vi.

- Do di truyền, do chế độ dinh dưỡng (thiếu hụt vitamin B12 cũng gây ra bệnh teo não), do chế độ sinh hoạt không hợp lý (sử dụng quá nhiều rượu bia, Thu*c lá, thiếu ngủ thường xuyên..

- Do các bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch nhất là các mạch máu nuôi dưỡng não (do tuổi cao hoặc do chế độ ăn uống hoăc cả hai)

3. Triệu chứng:

a. Lâm sàng:

- Mất trí nhớ

- Rối loạn ngôn ngữ:

- Rối loạn chức năng nhận thức

- Trầm cảm

- Mất khả năng sắp xếp và điều hành công việc

b. Cận lâm sàng:

- XQ sọ thẳng nghiêng: Là sự nhỏ đi của não trong hộp sọ.

- Chụp MRI: Thấy thêm hình ảnh mô não thưa, các rãnh não giãn rộng.

4. Điều trị:

Cho đến nay, Y Học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh teo não. Các giải pháp chỉ ở mức cải thiện triệu chứng bệnh và hiệu quả còn rất khiêm tốn.

5. Biến chứng:

Vì mất các khả năng kiểm soát và nhận thức nên người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh như:

- Viêm phổi: Do khó nuốt hoặc hít, sặc thức ăn và đồ uống.

- Nhiễm trùng: Do bệnh nhân thường tiểu tiện không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Các điểm tỳ như vùng lưng, xương, hai bên hông dễ bị lở loét…

- Té ngã: Bệnh nhân thường bị mất định hướng, không thể kiểm soát việc đi đứng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương.

- Ở giai đoạn muộn, các cơ quan như: Dạ dày, tá tràng… có thể đi tới tình trạng thực vật, mất sự hoạt động…

6. Đề phòng:

- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế hút Thu*c lá, bia, rượu, nước uống có gas.

- Tránh căng thẳng.

- Hình ảnh Bệnh teo não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

- Lao động trí não thường xuyên, dưới những hình thức học tập như ngoại ngữ, âm nhạc... đây là những hình thức rất tốt giúp não được hoạt động thường xuyên, làm chậm quá trình teo não.

- Dinh dưỡng: cần tránh thực phẩm quá nhiều dầu mỡ; tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể và não bộ từ ngũ cốc, các loại hạt, các loại rau xanh, trứng, thịt gà...; thực phẩm giàu canxi như hải sản, đậu nành, súp lơ, cá biển, hạnh nhân...

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: cũng giống như cơ bắp, não bộ cũng dễ teo đi khi ít “vận động”. Bạn nên chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, dưỡng sinh hay yoga phù hợp để giúp lưu thông máu, các dưỡng chất tới não một cách tốt hơn, giúp mô não khỏe mạnh tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.

Nguồn: otiv.com.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1dc96376801b42c90342f2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY