Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Người có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái ch*t hay tự sát.
Trầm cảm nội sinh (còn gọi là chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân ch*t đột ngột...
Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).
Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.
Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.
Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.
Có ý nghĩ ch*t chóc, muốn tự sát bằng Thu*c ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.
Khi nghi ngờ mình hoặc người thân của mình bị trầm cảm, bạn nên đến khám tại bác sĩ có chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu người không đi khám bệnh, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, cùng với cảm giác bị cô lập, có thể làm bệnh nặng thêm.
Cần hiểu rằng là một bệnh nặng cần phải được chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn. Đó không phải là lười biếng. Và những người bị trầm cảm không chỉ thoắt cái là khỏi bệnh.
• Bạn có thể cần phải đổi sang một Thu*c chống khác theo yêu cầu của bác sĩ (những Thu*c khác nhau tác dụng cho những người khác nhau, với những liều khác nhau).
Bên cạnh Thu*c chống trầm cảm, bác sĩ của bạn có thể chỉ định thêm điều trị bằng đối thoại cho bạn. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy Thu*c tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại.
Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với Thu*c chống trầm cảm có thể hữu ích.
- Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là là một bệnh, và bệnh lý này có thể điều trị được nhưng lại dễ tái phát. Mục tiêu của điều trị là cải thiện bệnh và tránh sự xuất hiện trở lại của những
triệu chứng. Để đạt được điều này bạn cần tuân thủ đúng quy định điều trị, uống Thu*c đều đặn đầy đủ theo đúng lời dặn của bác sĩ cho đến khi bác sĩ yêu cầu bạn ngưng Thu*c.
Khi bị trầm cảm, uống rượu hay sử dụng những Thu*c không được bác sĩ kê toa dường như có thể tạm thời làm bạn thấy khá hơn. Nhưng chúng có thể cản trở mục tiêu điều trị. Tình trạng suy sụp sau khi uống rượu hay những Thu*c hưng thần có thể làm tăng cảm giác tội lỗi hay mệt mỏi, và bạn vẫn có thể tiếp tục thấy mình vẫn là một gánh nặng cho những người chung quanh.
Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản, thường nhật có thể trở thành rất khó khăn đối với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể, chăm sóc dung mạo, ăn ngủ điều độ.
Thử những điều bạn thích hay từng thích: Đi coi phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn uống, mua sắm. Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu bạn cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn, tạo cho bạn được cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.
- Vận động: Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn. Hãy bắt đầu bằng đi bộ mỗi ngày. Những băng hình hay DVD thể dục có thể làm bạn thấy thú vị. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình: Mặc dù bạn bè, người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Hãy giải bày với gia đình và bạn bè tin cậy, nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích. Có nhiều người hỗ trợ sẽ rất hữu ích cho việc điều trị bệnh của bạn.
Chủ đề liên quan:
bệnh trầm cảm nCoV Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam trầm cảm Viêm phổi cấp virus corona