Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?

Bệnh viêm da cơ địa thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần gây ra rất nhiều phiền toái, cần can thiệp đúng cách để tránh biến chứng nghiêm trọng...

viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính có tiến triển dai dẳng, khó điều trị và rất dễ tái phát nhiều lần. khi có những yếu tố thuận lợi kích hoạt, bệnh viêm da cơ địa sẽ tái đi tái lại gây ra nhiều phiền toái. nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn thì nhiều hệ lụy nghiêm trọng có thể phát sinh, đôi khi khiến da tổn thương vĩnh viễn.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần

Viêm da cơ địa là bệnh lý gây tổn thương da do viêm thường kích hoạt ở những người có cơ địa dị ứng. bệnh lý này có tính chất mãn tính, tiến triển dai dẳng và nguy cơ tái phát rất cao ngay cả khi được điều trị đúng cách.

Bệnh viêm da cơ địa đặc trưng bởi các tình trạng da bị nổi ban đỏ, phù nề, ngứa ngáy, xuất hiện mụn nước, khô ráp, dày sừng và bong vảy tiết. trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh còn tỷ lệ bệnh xảy ra ở người lớn chỉ chiếm khoảng 3%.

Cơ chế hình thành bệnh lý này rất phức tạp, các chuyên gia nhận định là hệ quả cộng hưởng của cả yếu tố cơ địa với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh thúc đẩy. chính vì căn nguyên gây bệnh chưa được xác định cụ thể nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phòng ngừa. thống kê ghi nhận, có đến hơn 30% các trường hợp bị viêm da cơ địa đều sẽ có xu hướng tái đi tái lại.

Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản kích thích bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần:

1. Tính chất đặc trưng của bệnh

Viêm da cơ địa là một thể của bệnh chàm có cơ chế hình thành phức tạp, tiến triển dai dẳng và khó điều trị triệt để. bệnh có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố như cơ địa nhạy cảm, di truyền, mức acetylcholine trong da cao…

Cùng với đó là sự cộng hưởng của các yếu tố nhiệt độ, tiếp xúc dị nguyên… sẽ tạo ra hoạt động miễn dịch dị ứng và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng. Chính vì thế mà ngay cả khi được điều trị và chăm sóc đúng cách thì bệnh vẫn sẽ có nguy cơ tái phát rất cao.

2. Bệnh không được can thiệp điều trị đúng cách

Bệnh viêm da cơ địa chỉ gây tổn thương da và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. chính điều này đã khiến cho không ít người bệnh chủ quan trong việc điều trị.

Mặc dù không tác động nhiều tới sức khỏe nhưng bệnh lại dai dẳng kéo dài và rất khó thuyên giảm nếu không sớm can thiệp. Với trường hợp không điều trị sớm và đúng cách thì tổn thương có thể sẽ lan trên diện rộng. Đồng thời gây ngứa ngáy dữ dội, kéo dài kèm theo nhiều phiền toái.

Mầm bệnh nặng tồn tại kéo dài trong cơ thể cũng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát. bên cạnh đó còn có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng như viêm da thần kinh hay viêm da cơ địa bội nhiễm.

3. Hệ miễn dịch và sức khỏe suy giảm

Các bệnh da liễu nói chung và bệnh viêm da cơ địa nói riêng thường có nguy cơ tái phát cao hơn ở những người có hệ miễn dịch và sức khỏe suy yếu. bởi sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho các dị duyên tấn công cơ thể. từ đó kích thích các phản ứng quá mẫn, gây ra những tổn thương ngoài da.

Số liệu thống kê ghi nhận, những người có chức năng miễn dịch kém thì triệu chứng viêm da cơ địa thường nặng nề, bệnh dễ lan rộng, tái đi tái lại và đáp ứng kém với các phương án điều trị. nhất là ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người nhiễm hiv hay mắc các bệnh mãn tính như suy giáp, cao huyết áp, tiểu đường…

4. Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên được cho là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần. thời tiết, phấn hoa, môi trường ô nhiễm, thực phẩm… đều là những yếu tố có thể kích thích các phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch.

Từ đó, làm tăng kháng nguyên và hoạt hóa các tế bào lympho t, gây bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa. nếu đã phát bệnh thì việc tiếp xúc với dị nguyên sẽ làm nặng nề thêm triệu chứng, khiến bệnh diễn tiến dai dẳng và rất khó khắc phục.

5. Lối sống thiếu lành mạnh

Sự bùng phát của bệnh viêm da cơ địa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. trong đó việc duy trì lối sống không khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh đáp ứng kém với các phương án điều trị. đồng thời tiến triển dai dẳng và có nguy cơ tái đi tái lại rất nhiều lần.

Những thói quen thiếu lành mạnh dưới đây có thể làm tăng nguy cơ tái phát của bệnh:

    Thức khuya, ngủ ít, căng thẳng thần kinh kéo dài

Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh viêm da cơ địa cũng có thể sẽ tái phát do một số yếu tố khác. phải kể đến như rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng từ các loại Thu*c điều trị, nhiễm trùng mãn tính, tính chất công việc…

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa mặc dù là bệnh lành tính nhưng hãy cẩn trọng nếu bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. chính sự tái phát này có thể khiến tổn thương da nặng nề và làm phát sinh các biến chứng như:

    Viêm da cơ địa bội nhiễm: Là tình trạng có vi khuẩn hay vi nấm tấn công vào vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa. Chúng có thể khiến cho vùng da bị bệnh nhiễm trùng. Đây thường là hệ quả khi vùng da cần điều trị không được can thiệp, chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
  • Viêm da thần kinh: Đây là một dạng tổn thương thứ phát xuất hiện khi bệnh viêm da cơ địa kéo dài và tái đi tái lại. Viêm da thần kinh đặc trưng bởi tình trạng da bị thâm nhiễm, nổi cộm và gây ngứa ngáy dữ dội.

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng hay sốt cỏ khô. bệnh tái đi tái lại còn khiến triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể khiến da tổn thương vĩnh viễn. điều này trực tiếp ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phải làm sao khi bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần?

Bệnh viêm da cơ địa nếu tái đi tái lại nhiều lần thì việc xử lý và khắc phục sẽ trở nên khó khăn hơn. điều này đòi hỏi người bệnh phải luôn chủ động và nghiêm túc trong suốt quá trình điều trị. cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Sớm thăm khám và điều trị theo phác đồ

Nếu bệnh viêm da cơ địa chỉ mới khởi phát lần đầu thì người bệnh có thể tự khắc phục bằng các mẹo chăm sóc tại nhà mà đôi khi không cần điều trị y tế. tuy nhiên với trường hợp bệnh tái đi tái lại thì cần chủ động tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để các định mức độc tổn thương trên da cùng với diễn tiến của bệnh để chỉ định phương án điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra để có thể kiểm soát diễn tiến của bệnh nhanh chóng.

Đối với bệnh viêm da cơ địa tái phát, các biện pháp điều trị sau có thể đáp ứng:

    Sử dụng Thu*c: Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cả Thu*c điều trị tại chỗ và Thu*c uống kết hợp để khắc phục nhanh triệu chứng. Thu*c được dùng bao gồm Thu*c corticoid, Thu*c kháng histamine, Thu*c kháng nấm, kháng sinh, Thu*c ức chế calcineurin…
  • Quang trị liệu: Song song với việc dùng Thu*c thì biện pháp quang trị liệu cũng có thể được bác sĩ yêu cầu khi bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần. Quang trị liệu sẽ giúp biệt hóa dày sừng, đồng thời ức chế hoạt động của các chất gây viêm và dị ứng ở lớp hạ bì của da.

**Lưu ý: Tất cả các biện pháp điều trị y tế đều chỉ có thể kiểm soát triệu chứng lâm sàng. Làm giảm tổn thương da, giảm đau ngứa và ức chế sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng không thể tác động trực tiếp tới căn nguyên của bệnh. Đồng thời không có khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát. Chính vì thế mà người bệnh cần kết hợp việc chăm sóc cũng như thực hiện tốt công tác phòng ngừa.

2. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tốt tại nhà không chỉ góp phần làm giảm tổn thương da, giảm ngứa ngáy mà còn hỗ trợ nâng cao đề kháng cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát nhiều lần.

Cần chú ý đến các biện pháp sau đây:

    Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ với thành phần tự nhiên lành tính để vệ sinh cũng như dưỡng ẩm cho da.

3. Luôn chủ động trong công tác phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa có tính chất cố thủ và rất dễ tái phát nên ngoài việc nghiêm túc điều trị và chăm sóc tại nhà thì người bệnh cần chủ động trong công tác phòng ngừa.

Sau đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại:

    Chủ động trong vấn đề chăm sóc da, không chỉ vệ sinh, dưỡng ẩm mà còn bảo vệ, chống nắng cho da khi ra ngoài. Điều này sẽ hỗ trợ làm tăng hàng rào lipid để bảo vệ da trước sự tấn công của các yếu tố kích thích. Đồng thời hạn chế tình trạng thoát hơi nước để giữ độ ẩm tự nhiên cho da.

Bệnh viêm da cơ địa thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần khiến da bị tổn thương nặng nề và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. chính vì thế, bạn cần sớm thăm khám để được điều trị đúng cách. đồng thời chủ động trong việc chăm sóc da cũng như phòng ngừa nguy cơ tái phát của bệnh để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

Bài viết liên quan:

    Viêm da cơ địa nên kiêng gì trong ăn uống, sinh hoạt?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-viem-da-co-dia-tai-di-tai-lai)

Tin cùng nội dung

  • Viêm cầu thận mạn để lại nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan và chần chừ đi khám bệnh khi có các triệu chứng về bệnh.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Lo sợ bệnh sẽ phát triển thành ung thư là tâm trạng của nhiều người khi mắc bệnh viêm loét dạ dày. Một xét nghiệm mới đã giúp người bệnh bớt lo lắng hơn.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY