Bạn nên biết hôm nay

Viêm nhiễm da do dầm mưa, lội nước ngập

Hà Nội mưa và ngập liên tục, nhất là buổi chiều tan tầm khiến tôi phải lội nước dắt xe về nhà. Gần đây da tôi nổi hồng ban ở tay và chân, con gái tôi nổi mẩn ở mặt. (Thu, 34 tuổi)

Ngoài ra, tôi nổi mụn nước li ti ở bàn chân, kẽ chân, ngứa ngáy khó chịu. có phải tôi và con gái bị dị ứng nước mưa?

Trả lời:

Vào mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng xuất hiện và phát triển trên da.

Khi mắc mưa, đặc biệt ở khu vực thường xuyên ngập úng, da có thể tiếp xúc với nguồn nước bẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm nang lông, nhiễm nấm trên da, ghẻ lở... nếu bệnh diễn tiến nặng, những sang thương có thể lan rộng gây ra nhiều vết xước da, lở loét.

Càng dầm mưa lâu, vùng da ở bàn chân càng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người mang giày bít, vớ bằng len bị ướt, ẩm dẫn đến xuất hiện nấm ở kẽ bàn chân. Dầm mưa cũng gây nhiễm trùng bội nhiễm trên người có sẵn các bệnh lý như chàm, bàn chân đái tháo đường, viêm mạch hoại tử ở chân.

Trường hợp của chị và con gái như mô tả, có thể chẩn đoán sơ bộ khả năng nhiễm nấm, viêm da tiếp xúc hoặc ghẻ. những bệnh này có chung biểu hiện như xuất hiện hồng ban, mụn nước li ti, gây đau, ngứa. bên cạnh đó, chị và bé cũng có thể bị sang thương tiếp xúc bởi vùng da tiếp xúc nước mưa, nước bẩn.

Bé cũng có thể bị nấm chân vì mụn nước chỉ xuất hiện ở vùng kẽ chân hoặc vùng bàn chân với biểu hiện da mỏng, ẩm ướt, ngứa... Nếu bé có sang thương với mụn nước sâu, ở vùng kẽ chân, ngón tay, vùng da non quanh rốn thì khả năng bị ghẻ.

Chị và bé nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám. Nếu chưa thể đi khám, cần ngưng tiếp xúc với nguồn nước bẩn, giữ vùng da bị tổn thương luôn khô ráo, vệ sinh sạch sẽ...

Bác sĩ khuyến cáo mọi người đi mưa về nên rửa sạch bàn chân bằng xà phòng, tránh sử dụng chất xà phòng hoặc chất sát khuẩn quá nhiều gây ra tình trạng viêm da kích ứng. tránh lội nước để không bị bệnh nấm ở bàn chân. nếu không tránh được lội nước thì nên đi dép để phòng bít tắc, viêm kẽ chân...

Khi về đến nhà, bạn cần lau khô người, thay quần áo, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, đến khi không còn bị lạnh mới đi tắm. Có thể uống trà gừng, thức ăn giàu vitamin C như cam, nước chanh giúp tăng sức đề kháng và làm ấm nhanh hơn.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương ThảoKhoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/viem-nhiem-da-do-dam-mua-loi-nuoc-ngap-4503745.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY