Người dân tới khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. |
Theo bác sĩ Huy hiện nay để giữ chân người bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn phải cung ứng được dịch vụ đảm bảo chất lượng, đó là sự hài lòng của người bệnh và thân nhân khi đến KCB. Để làm được điều đó, Bệnh viện cần phải có chất lượng chẩn đoán, điều trị và phục vụ tốt và để người bệnh cảm thấy hài lòng. Chất lượng phục vụ là việc có thể thay đổi, đổi mới và nâng cao, nhanh hơn so với chất lượng chuyên môn.
Chính vì thế, BV phải đi đều theo hai hướng thứ nhất cần đổi mới phong cách, thái độ phục vụ theo Quyết định 2151/205 của Bộ Y tế, phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Để làm được điều này thì phải xuất phát từ nâng cao chất lượng công tác quản lý của bệnh viện. Trong đó việc áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại như ISO, 5S, TQM… một cách hợp lý vào quản lý bệnh viện.
Trong thời gian qua, Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn đổi mới mạnh mẽ về cung cách thái độ phục vụ người bệnh. Từ đó, lượng bệnh nhân đến chúng tôi đã tăng cường công tác quản lý chất lượng, tích cực đào tạo cán bộ và đặc biệt tranh thủ các dự án, đề án của Bộ Y tế như đề án 1816, đề án BV vệ tinh (Các bệnh viện hạt nhân như BV Việt Đức, BV Tim Hà Nội, BV K trung ương, BV Nhiệt đới trung ương và hợp tác toàn diện với BV Trung ương Quân đổi 108), dự án NORRED để đào tạo cán bộ cả về quản lý và chuyên môn. Cùng với đó, BV hợp tác với các bệnh viện tuyến trên để nâng cao chất lượng.
Bệnh viện cũng giám sát nhân viên y tế bằng cách gắn việc này với việc đánh giá nhân viên về việc thay đổi cung cách thái độ phục vụ trong đánh giá thi đua hàng tháng. Bệnh viện có bản xếp lỗi của nhân viên khi làm việc trong đó có phần về giao tiếp ứng xử. Đánh giá này do bệnh viện đánh giá nhưng theo phản ánh của người bệnh, thân nhân. Trong đó có lỗi từ mức độ A, B, C trong đó có thể trừ thi đua có thể nặng hay nhẹ. Đồng thời bên cạnh tiếp nhận thông tin bệnh viện cũng tiếp nhận phản ảnh của người bệnh và người nhà một cách thuận lợi nhất bên cạnh đường dây nóng của Bộ Y tế, Bệnh viện có website, có fanpage của phòng Công tác xã hội và của chính giám đốc bệnh viện để tiếp nhận thông tin phản ánh để xử lý kịp thời. Do đó, thời gian qua, chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã được cộng đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn đánh giá nâng lên rõ rệt. Qua chấm điểm bệnh viện và khảo sát sự hài lòng của người bệnh, phúc tra của Bộ Y tế đều đạt tiêu chí cao.
Bác sĩ Huy cho biết, thời gian khám chữa bệnh hiện nay của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đang được rút ngắn tối đa. Từ khi đăng ký khám tới khi được khám lâm sàng thì thông thường của bệnh viện là 39 phút. Tất nhiên cũng còn tùy thuộc từng phòng khám và từng ngày có thể ngắn hơn hoặc dài hơn thời gian này.
Trong điều kiện bệnh viện còn thiếu nhiều trang thiết bị chuyên môn nên thời gian này chưa thể rút ngắn nhiều được. Hi vọng thời gian tới bệnh viện được đầu tư tốt hơn sẽ giảm được tổng thời gian khám chữa bệnh của người bệnh. Vấn đề bệnh viện tự chủ không hề ảnh hưởng đến việc phục vụ người bệnh và phân biệt đối xử giữa bệnh nhân BHYT với đối tượng khác mà hơn thế để đảm bảo BV tự chủ bệnh viện càng phải phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Theo bác sĩ Huy, hiện nay, bệnh viện cũng đưa ra cơ chế, đối với bác sĩ thì cũng phải đảm bảo năng suất và chất lượng trong hoạt động chuyên môn của mình có nghĩa là phải khám được đủ số bệnh nhân cần thiết với chất lượng đảm bảo. Bên cạnh chất lượng còn phải làm bệnh nhân hài lòng, đảm bảo chất lượng chuyên môn trong đó với bệnh viện lấy nguyên tắc chẩn đoán và điều trị hợp lý do đó không có chuyện lạm dụng. Điều này mang lại nhiều lợi ích chung như tránh lạm dụng. Bệnh viện cũng không bị BHYT xuất toán vì lạm thu hay chỉ định sai. Về phía người bệnh, sẽ được hưởng dịch vụ có chất lượng. Về phía xã hội, nhà nước thì quỹ BHYT không bị lạm dụng. Do đó với các bác sĩ không cần quá băn khoăn, lo lắng về chuyện phải đảm bảo nguồn thu cho đơn vị nếu làm đúng chuyên môn và đảm bảo được năng suất
Chủ đề liên quan:
bệnh viện cách giữ chân người bệnh đảm bảo giữ chân bệnh nhân giữ chân người bệnh như thế nào giữ chân người bệnh người bệnh