Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bí ẩn lớn về Covid-19 quyết định thời điểm chấm dứt đại dịch

Giới khoa học hy vọng sẽ sớm giải mã được bí ẩn về virus SARS-CoV-2 và cách thức nó tương tác với cơ thể người, để dự đoán thời điểm Covid-19 kết thúc. Top 10 bí ẩn về Covid-19 chưa được lý giải Bí ẩn lý do nhiều người trẻ Tu vong vì Covid-19

Sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế toàn cầu sẽ bị đại dịch Covid-19 đe dọa trong bao lâu? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời. Nếu không có vaccine, các chuyên gia dự đoán ảnh hưởng của dịch bệnh có thể kéo dài đến vài năm.

Khi nào Covid-19 chấm dứt vẫn là một câu hỏi lớn bởi nhiều lý do, mà phần lớn phụ thuộc vào hành động của con người cả ở góc độ cá nhân lẫn tập thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm giải mã được bí ẩn về virus SARS-CoV-2 và cách thức nó tương tác với cơ thể người, để dự đoán khi nào đại dịch kết thúc.

Khi nào đạt được miễn dịch cộng đồng?

Nếu thời gian đạt được khả năng miễn dịch kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn thì Covid-19 có thể biến mất dần sau 1 vài năm. Nếu khả năng này chỉ kéo dài trong vòng 1 năm, Covid-19 có thể quay trở lại và hoành hành dữ dội hơn cho đến khi nào một loại vaccine hiệu quả được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Hiện nay, trên thế giới đang nghiên cứu nhiều loại vaccine khác nhau, nhưng tính hiệu quả của chúng thì vẫn cần phải xem xét. Hơn nữa, các nhà sản xuất sẽ phải nỗ lực rất nhiều để sản xuất đủ vaccine nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Trong bối cảnh đó, miễn dịch là chìa khóa để hiểu về việc đại dịch sẽ kéo dài trong bao lâu và giới khoa học đang nỗ lực giải mã bí ẩn này.

Nếu không có vaccine, giới khoa học cho rằng cần phải phát triển cơ chế miễn dịch cộng đồng để chấm dứt dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số phép toán đơn giản giải thích bao nhiêu người cần miễn dịch với virus để đại dịch có thể tự chấm dứt.

Theo đó, đợt bùng phát dịch bệnh kết thúc khi mỗi ca mắc mới, trung bình, lây nhiễm cho chưa đến 1 người. Khả năng miễn dịch có thể giúp chúng ta đạt được điều này.

Nếu mỗi ca mắc, trung bình lây nhiễm cho 2 người thì khi đó 1 nửa dân số sẽ cần có khả năng miễn dịch với virus để dịch bệnh biến mất một cách tự nhiên.

Nếu mỗi ca mắc lây cho 3 người khác thì 2/3 dân số cần phải phát triển khả năng miễn dịch.

Đối với Covid-19, việc xác định rất phức tạp. Hệ số lây nhiễm cơ bản (RO) của virus SARS-CoV-2 quyết định một người mắc có thể lây cho bao nhiêu người không phải là con số cố định. Nó có thể thay đổi trong các môi trường và cộng đồng khác nhau, cũng như phụ thuộc vào việc mọi người có áp dụng hướng dẫn đeo khẩu trang hoặc rửa tay hay không.

Hơn nữa, không phải ai cũng có nguy cơ lây nhiễm virus như nhau. Về lý thuyết, ngưỡng kết thúc dịch bệnh có thể đạt được sớm hơn 1 chút nếu tất cả những người dễ bị tổn thương nhất, những người dễ nhiễm bệnh nhất và dễ lây cho người khác nhất phát triển miễn dịch trước tiên.

Các nhà nghiên cứu ước tính, hệ số RO của virus SARS-CoV-2 nằm trong khoảng giữa 2 và 3. Và như vậy, virus này sẽ tiếp tục lan rộng cho đến khi từ một nửa tới 3/4 dân số phát triển miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch cộng đồng hình thành thì số ca nhiễm mới sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, miễn dịch cộng đồng chỉ có thể được xây dựng một cách hiệu quả nếu khả năng miễn dịch kéo dài. Nếu khả năng miễn dịch suy yếu thì virus có nguy cơ quay trở lại, phát triển mạnh hơn và lan xa hơn.

Tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro

Lý tưởng nhất là việc miễn dịch cộng đồng phát triển trong dân số một cách từ từ, theo thời giam để tránh gây quá tải hệ thống y tế, tránh tạo ra sự hỗn loạn và dẫn đến thiệt hại nặng nề hơn về người và của.

Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Đại học Havard đã công bố một nghiên cứu khoa học đánh giá thời gian đạt được miễn dịch cộng đồng. Họ đã mô hình hóa cách tiếp cận mà theo đó các quốc gia tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo hình thức ngừng-và-tiếp tục lặp đi lặp lại để kiểm soát dịch bệnh. “Chúng tôi nhận thấy với mô hình này, có thể phải đến năm 2022 mới hình thành được khả năng miễn dịch cộng đồng đủ để virus ngừng hoạt động”.

Tiếp đến nếu thực hiện mục tiêu củng cố năng lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng song song với nới lỏng các biện pháp hạn chế thì sẽ mất bao lâu để chấm dứt dịch bệnh? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận chung: “Sẽ rất khó để trở lại cuộc sống bình thường nếu chúng ta không có vaccine”.

Một vài người đã ủng hộ cách tiếp thúc đẩy việc xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng nhanh hơn với hy vọng sẽ sớm đạt kết quả trước năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc số ca mắc và ca Tu vong nói chung sẽ tăng vọt (tức là có khoảng 0,5% đến 0,8% số người mắc Covid-19 sẽ ch*t).

“Rõ ràng, dịch bệnh chỉ chấm dứt khi khả năng miễn dịch cộng đồng được hình thành, nhưng nếu “thả nổi”, bạn có xu hướng vượt quá con số cần thiết và một tỷ lệ lớn hơn dân số sẽ bị mắc bệnh”, nhà nghiên cứu Tedijanto thuộc nhóm nghiên cứu của Đại học Havard nói.

Trong bài viết đăng trên tờ New York Times, các nhà sinh vật học Natalie Dean và Carl Bergstrom đã tính toán thiệt hại nếu không thực hiện các biện pháp kiểm soát: “Nếu 100.000 người bị mắc bệnh ở giai đoạn đỉnh dịch và mỗi người lây cho 0,9 người, thì sẽ có thêm 90.000 ca mắc mới thậm chí nhiều hơn. Nếu dịch bệnh không được kiểm soát tại Mỹ, nó sẽ tiếp tục kéo dài nhiều tháng sau khi miễn dịch cộng đồng được hình thành. Với kịch bản này, đến thời điểm đại dịch kết thúc, số người mắc bệnh có thể vượt quá ngưỡng cần thiết để tạo ra miễn dịch cộng đồng nhà sinh vật học Natalie Dean cho biết.

Chuyên gia này nói thêm: “Thậm chí nếu để dịch bệnh lan rộng trong dân số một cách có tính toán để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, thì số ca Tu vong vẫn thực sự gây sốc. Như vậy, cần phải tính đến giải pháp khác”.

Sẽ phải chung sống lâu dài với dịch bệnh?

“Nếu khả năng miễn dịch kéo dài trong 1 năm hoặc ít hơn, chúng ta có thể dự đoán dịch bệnh sẽ bùng phát vào mùa đông hàng năm cho đến khi tìm được vaccine. Nếu miễn dịch kéo dài lâu hơn, từ 1 đến 5 năm thì sẽ có những đợt bùng phát lẻ tẻ khoảng vài năm một lần. Tóm lại, miễn dịch càng kéo dài thì càng có khả năng dịch bệnh sẽ giảm dần và cuối cùng tự biến mất càng cao” nhà nghiên cứu Stephen Kissler, thuộc Đại học Havard cho biết.

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân mà giới khoa học vẫn chưa lý giải được là tại sao miễn dịch của con người không bao giờ suy yếu trước một số bệnh. Chẳng hạn đối với bệnh đậu mùa, nhiều người có khả năng miễn dịch suốt đời. Theo các nhà nghiên cứu, kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của đậu mùa có thể được tìm thấy trong khoảng 88 năm sau khi tiêm vaccine.

Trái lại, đối với các chủng virus corona khác nhau, kháng thể có thể suy yếu dần trong một vài năm. Nhưng theo các nhà khoa học, ngay cả khi một người mất đi các kháng thể đó cũng không có nghĩa là họ dễ bị nhiễm virus lại.

Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy hấu như tất cả bệnh nhân mắc Covid-19 đều phát triển kháng thể đối với SARS-CoV-2 và tế bào T (hay lympho T). Tế bào T là một trong số những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp nhận diện các loại virus và vi khuẩn có hại khi các mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể.

Tuy vậy, vẫn cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xem phải phát triển kháng thể ở mức độ nào mới có thể đạt được khả năng miễn dịch lâu dài nhất. Tất nhiên, điều này sẽ rất mất thời gian.

“Kịch bản xấu nhất tôi có thể tưởng tượng là những người mắc Covid-19 nhưng có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng sẽ không phát triển nhiều khả năng miễn dịch và virus sẽ âm thầm len lỏi vào mọi ngóc ngách của thế giới, sau đó gây ra một đợt bùng phát lớn”, chuyên gia Kissler phân tích.

Vậy điều này sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải sống trong sự phong tỏa cho đến ít nhất là năm 2022? Chuyên gia Tedijanto cho biết: “Chúng ta vẫn có thể có chút lạc quan ở thời điểm này. Không có 1 viên đạn nào để đánh bại Covid-19. Nhưng bằng cách kết hợp nhiều biện pháp ngăn chặn như đeo khẩu trang, truyền tải thông tin tốt hơn về các điểm nóng và cách thức tránh những diểm nóng này, tăng cường xét nghiệm, theo dõi tiếp xúc liên lạc của bệnh nhân, chúng ta có thể hạn chế sự lây nhiễm và giúp cuộc sống trở lại bình thường ở một mức độ nào đó. Đây sẽ là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Và điều quan trọng là chúng ta nên chuẩn bị tâm lý sống chung với virus SARS-CoV-2”.

Theo Hồng Anh

VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/bi-an-lon-ve-covid-19-quyet-dinh-thoi-diem-cham-dut-dai-dich-20200517070336560.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY