Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bị chó nhà cắn tổn thương nặng vùng đầu, bé trai hơn 4 tuổi nhập viện trong trạng thái li bì

Mới đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhi Trần Văn D (hơn 4 tuổi), ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập viện với đa vết thương vùng đầu do chó cắn.

Theo gia đình bệnh nhân cho biết, cháu bé bị chó nhà cắn cùng ngày, có nhiều vết thương vùng đầu. sau T*i n*n bệnh nhi được sơ cứu tại bệnh viện huyện rồi chuyển lên bệnh viện nhi thanh hóa trong tình trạng ý thức li bì, gọi hỏi trả lời chậm, nhiều vết thương vùng đầu, vết thương dài nhất 15cm, sưng nề thấm dịch đục.

Bị chó nhà cắn tổn thương nặng vùng đầu, bé trai hơn 4 tuổi nhập viện trong trạng thái li bì - Ảnh 1.

Vết thương bệnh nhân sau khi phẫu thuật

Ngay sau đó bệnh nhân được tiến hành chụp film CT scanner sọ não, hồi sức, dùng kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn. Trên film CT scanner sọ não có hình ảnh của vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái gần với vị trí xoang tĩnh mạch, kèm hình ảnh mảnh xương di trú vào bên trong não.

Với chẩn đoán "vết thương sọ não hở vùng chẩm và thái dương trái do chó cắn", bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa và có chỉ định mổ cấp cứu.

Sau 3 giờ đồng hồ, ca mổ được hoàn thành, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức sau mổ, dùng kháng sinh, thay băng vết mổ. Sau 3 ngày bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, không có di chứng não, vết mổ khô. Sau thời gian điều trị, bệnh nhi được xuất viện.

Theo các bác sĩ hàng năm vẫn có nhiều trẻ em bị chó cắn phải vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phẫu thuật cấp cứu. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó, nếu nuôi phải được tiêm phòng, xích nhốt ở khu vực xa trẻ em, có rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc, đùa nghịch khi chó đang ăn, ngủ.

Với các tổn thương phức tạp như trường hợp vết thương sọ não hở do chó cắn nêu trên, cần được phẫu thuật tại cơ sở y tế nhi khoa chuyên sâu nhằm hạn chế tổn thương sức khỏe, tinh thần và di chứng cho người bệnh.

Khi bị chó cắn, có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị một con chó lạ cắn, vết cắn sâu, không ngừng chảy máu và có những dấu hiệu viêm nhiễm (sưng đỏ, nóng rát, làm mủ,…) thì bạn nên đến bệnh viện ngay để được điều trị cũng như tiêm ngừa vắc xin kịp thời, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa bệnh dại và uốn ván. Vết thương bị chó cắn cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng cần phải điều trị bằng Thu*c kháng sinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bi-cho-nha-can-ton-thuong-nang-vung-dau-be-trai-hon-4-tuoi-nhap-vien-trong-trang-thai-li-bi-20210305093325317.chn)
Từ khóa: chó nhà cắn

Chủ đề liên quan:

chó nhà cắn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY