Bệnh thường gặp hôm nay

Bị đau âm ỉ vùng dưới rốn hãy nghĩ đến căn bệnh nguy hiểm này

Mang thai ngoài tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây Tu vong bất cứ lúc nào nếu không phát hiện sớm.

Hôn mê vì thai ngoài tử cung

Bệnh viện Bạch Mai vừa cấp cứu thành công bệnh nhân N.T.L, nữ, 32 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội vì biến chứng có thai ngoài tử cung.

Bệnh nhân được bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì chuyển tới khoa Cấp cứu (A9) Bệnh viện Bạch Mai lúc 0 giờ 30 phút ngày 27/11/2016 với chẩn đoán “Hôn mê sau ngừng tuần hoàn/Hậu phẫu chửa ngoài tử cung vỡ”.

bi dau am i vung duoi ron hay nghi den can benh nguy hiem nay - 1

Ảnh minh họa

Bệnh nhân có tiền sử sảy thai hai lần. Trước khi vào bệnh viện tuyến dưới xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng hạ vị (vùng bụng dưới rốn) đau ngày một tăng. Cơn đau bụng hạ vị dữ dội, kèm theo có hoa mắt và chóng mặt. Bệnh nhân được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong tình trạng ngừng tuần hoàn (Tu vong ngoại viện). Bệnh nhân được các y, bác sĩ trực tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức và khoảng 5 phút sau thì tuần hoàn được tái lập (tim đập lại).

Dựa theo các triệu chứng của bệnh nhân sau khi hỏi người nhà, cộng với các biểu hiện lâm sàng (trụy tim mạch, da xanh và niêm mạc nhợt) thăm khám thấy, các bác sĩ đã nghĩ ngay tới “ngừng tuần hoàn sau sốc mất máu do thai ngoài tử cung vỡ”.

Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức bằng thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản, truyền dịch, truyền máu, Thu*c co mạch (adrenalin) và mổ cấp cứu để giải quyết nguyên nhân. Khi mở ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ thấy khối chửa ở sừng phải của tử cung đã vỡ, trong ổ bụng có khoảng 1500 ml máu loãng và 700 gram máu cục.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào phòng hậu phẫu, tiến triển khả quan nên bác sĩ quyết định đưa lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục hồi sức cấp cứu.

Tại bệnh viện Bạch Mai, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có thiếu máu, rối loạn đông máu và toan chuyển hóa nặng. Với những bệnh nhân có tình trạng nặng nề như thế này thì nguy cơ Tu vong là rất gần.

Ngay lập tức, các bác sĩ trực của khoa A9 đã xin hội chẩn với lãnh đạo trực Bệnh viện và đưa ra biện pháp cấp cứu kịp thời. Hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn, lãnh đạo khoa A9 còn bảo lãnh để bệnh nhân được hồi sức cấp cứu một cách tốt nhất.

Vì sao có thai ngoài tử cung?

Theo thạc sĩ, bác sĩ nguyễn hữu trung – giám đốc phòng khám sản khoa hoàng gia, tp.hcm; thai ngoài tử cung là bệnh lý nguy hiểm.

Bác sĩ Trung cho biết, bình thường tinh trùng và trứng gặp nhau ở một phần ba của vòi trứng, phôi thai hình thành được vận chuyển từ vòi trứng vào lòng tử cung.

Với những bất thường ở vòi trứng hoặc vùng chậu, phôi thai không thể được “vận chuyển” tới đúng vị trí của nó ở lòng tử cung mà có thể ở các vị trí khác như ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, phúc mạc chậu. Đặc biệt, có những trường hợp phôi thai làm tổ ở vùng gan hoặc ở những vị trí rất xa như cổ tử cung… Đây là những trường hợp hiếm gặp, rất khó chẩn đoán.

Trong thời đại tỷ lệ mổ sinh rất nhiều, một khái niệm mới được đưa vào trong y văn là thai ngoài tử cung ở vết mổ cũ. phôi thai khi được vận chuyển vào trong lòng tử cung, thay vì làm tổ ở trong lòng tử cung thì lại làm tổ ở vị trí khác là sẹo mổ sinh cũ ở tử cung. khi phôi thai lớn lên, bánh nhau có khuynh hướng ăn sâu vào sẹo vết mổ sinh dẫn đến nhau cài răng lược, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có những trường hợp thai ngoài tử cung ở vị trí đặc biệt như ở sừng tử cung (hay góc tử cung). góc tử cung là nơi được mạch máu nuôi rất nhiều nên khi thai ở vị trí này vỡ, dễ bị xuất huyết ồ ạt, mất máu nhiều và nhanh, bệnh nhân có thể Tu vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Thai ngoài tử cung có lúc dễ chẩn đoán (nhất là khi đã vỡ) nhưng có lúc lại khó chẩn đoán (thai ngoài tử cung chưa vỡ).

Bác sĩ Trung cho biết để chẩn đoán chính xác được, cần phối hợp giữa khám lâm sàng kết hợp với siêu âm, thử máu để xem nồng độ beta hCG (nhiều lúc phải xét nghiệm và siêu âm vài lần) và dựa vào động lực học của beta hCG để chẩn đoán.

Về nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung, bác sĩ trung cho biết tất cả các nguyên nhân dẫn đến tổn thương vòi trứng đều có thể dẫn đến căn bệnh này. đó là những người có tiền sử viêm nhiễm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu do lậu cầu hoặc chlamydia trachomatis…

Những bệnh lý này tạo thành sẹo ở ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến đường đi của phôi thai vào lòng tử cung, dẫn đến thai ngoài tử cung.

Những người có quan hệ T*nh d*c không sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i an toàn, nạo Ph* thai nhiều lần, bị lây các bệnh qua đường T*nh d*c, những người bị lạc nội mạc tử cung, những người có tiền sử thai ngoài tử cung là nhóm đối tượng dễ mang thai ngoài tử cung.

Việc điều trị có thai ngoài tử cung, theo thạc sĩ trung, hiện có hai phương pháp điều trị là điều trị nội khoa (sử dụng Thu*c) và phẫu thuật tùy theo kích thước khối thai ngoài tử cung, nồng độ beta hcg, thai ngoài tử cung đã vỡ hay chưa.

Nếu thai ngoài tử cung đã vỡ, bắt buộc phải phẫu thuật để cầm máu. khi phát hiện thai ngoài tử cung chưa vỡ, bác sĩ sử dụng Thu*c tiêm để huỷ khối thai ngoài tử cung, người bệnh không phải phẫu thuật.

Trong những trường hợp đặc biệt không thể sử dụng Thu*c hoặc sử dụng Thu*c thất bại, lúc đó bác sĩ chuyển qua phẫu thuật nội soi để giải quyết khối thai ngoài tử cung.

Điều cần ghi nhớ là nếu phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung được phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi trứng hoặc đã được điều trị nội khoa (không phẫu thuật) thì vẫn có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung trong lần mang thai sau. những người này nên đi khám ngay sau khi có triệu chứng trễ kinh để có thể được chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung nếu có…

Theo Khánh Ngọc (Infonet)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/bi-dau-am-i-vung-duoi-ron-hay-nghi-den-can-benh-nguy-hiem-nay-c85a292540.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đang mang bầu, vậy mà hai tháng nay, anh vẫn đi lại với cô gái đó. Cô ấy còn nhắn tin rủ anh đi nhà nghỉ nhiều lần.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY