Nhiệt độ luôn nóng, áp suất cao, độ axit mạnh và thiếu ôxy, ốc chân giáp là loài vật duy nhất thích nghi với môi trường này nhờ “gắn giáp sắt” vào cơ thể.
Hiện một nhóm các nhà nghiên cứu của ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong (HKUST) đã có bước tiến đột phá khi lần đầu tiên giải mã được bộ gene của loài ốc sên này.
Một trong những khám phá đáng chú ý của các nhà khoa học là họ đã tìm ra manh mối di truyền của “bộ áo giáp” khi so sánh 2 quần thể: 1 ở môi trường giàu chất sắt và một ở môi trường nghèo chất sắt.
“Chúng tôi đã phát hiện ra 1 gene có tên MTP (protein dung nạp kim loại) 9, sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt lưu huỳnh gấp 27 lần so với quần thể môi trường nghèo sắt”, TS. Sun Jin nói. “Protein này có tác dụng tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong môi trường giàu chất sắt”.
Các nhà khoa học tin rằng khả năng chịu đựng này đã giúp ốc sên sống sót khi sắt trong môi trường phản ứng với chất lưu huỳnh trên vỏ ốc, tạo ra lưu huỳnh sắt.
Do điều này có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nên nghiên cứu có thể ứng dụng và các ngành công nghiệp.
Một điểm thú vị nữa của nghiên cứu là các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi không tìm thấy gene riêng biệt nào của loài này mặc dù chúng là độc nhất trong các loài thân mềm.
Hơn nữa, trình tự gene của loài ốc sên này không hề thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của nó, với lớp chân giáp vốn rất phổ biến ở lớp Chân bụng cách đây hơn 540 triệu năm.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ sự sống qua các thời kỳ địa chất trước đây.
Kết quả của nhóm được lấy từ 20 mẫu sên chân giáp được thu thập ở vùng nước sâu của biển Ấn Độ Dương với sự hợp tác của cơ quan Khoa học và Công nghệ Trái đất - Đại Dương Nhật Bản (JAMSTEC).