Trong rất nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là trong cung điện, những phi tần thường xuyên có cảnh tắm gội, thay độ. Dụng cụ sử dụng để tắm chính là một cái bồn bằng gỗ rất lớn, bên trong rải cánh hoa. Ngoài ra, người thời xưa còn sử dụng những chiếc xô bằng gỗ để xách nước. Nếu ai đã từng chứng kiến cảnh này đều chung thắc mắc: Tại sao thùng gỗ được ghép lại từng miếng mà không bị rò rỉ nước?
Thực tế, những chiếc bồn gỗ/xô gỗ này không giống như chúng ta thấy. ngoài những mảnh ghép, chúng đều được sản xuất từ một số kỹ thuật đặc biệt. lịch sử thùng gỗ, xô gỗ đã có từ hàng ngàn năm. từ xa xưa, người trung quốc đã có kỹ thuật chế tác đồ gỗ đặc biệt của riêng mình. nó rất tinh xảo, không cần công nghệ hiện đại vẫn tạo ra được sản phẩm chất lượng.
Hơn nữa, vào thời cổ đại, dụng cụ bằng gỗ đều rất tốt. Thùng gỗ để tắm thì chỉ thợ mộc cao cấp mới làm tốt được, kỹ thuật cao siêu của họ khiến thùng không bị rò nước.
Từ việc chọn gỗ đến khi sản xuất thành phẩm đều có một bộ quy trình phức tạp. Đầu tiên là chọn gỗ, họ phải chọn những miếng gỗ không có lỗi và sẹo, nếu không tấm ván làm ra sẽ không đều.
Tiếp theo, họ sẽ màn dần những miếng gỗ đã chọn tahnfh tấm ván. Sau đó dùng dây thép để hoàn thiện hình dạng thùng gỗ và lắp các tấm ván lên trên, như vậy một mô hình bồn tắm gỗ đã được làm xong.
Bước tiếp theo của quy trình mới phức tạp. Họ đặt thùng gỗ vào nước để ngâm. Chúng ta đều biết rằng gỗ khi ngâm vào nước sẽ nở ra, các tấm ván sau đó sẽ ép chặt vào nhau, khiến từng tấm ván rất chặt chẽ. Sau đó, họ quét dầu tung lên thùng gỗ đã ngâm để ngăn chặn việc rò rỉ nước.
Nhưng quy trình đến đó chưa kết thúc, cần phải đưa thùng gỗ đã quét dàu tung vào hấp ở nhiệt độ cao trong vòng 12 giờ trở lên. Mục đích của việc này là ngăn chặn mọi sâu bọ xâm nhập vào gỗ. Cuối cùng, chỉ cần làm khô thùng gỗ dã hấp ở nhiệt độ cao, mài nhẹ phần viền thì đã có được thành phẩm.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
Theo Văn hoá & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/bi-mat-khien-bon-tam-go-xo-go-ngay-xua-khong-bi-ro-ri-nuoc-a22718.htmlTheo Văn hoá & Phát triển