Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bí quyết để ngăn ngừa tình trạng ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là dấu hiệu biểu hiện có thai phổ biến ở mẹ bầu nhưng rất nhiều người quá trình này diễn ra trầm trọng gây cảm giác hoang mang lo lắng trong lòng chị em phụ nữ.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén khi mang thai gây nhiều mệt mỏi cho chị em.

Đây là cảm giác khó chịu, đầy hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều lần ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 9 và kết thúc ở tuần thai thứ 14. phụ nữ nghén thường bị buồn nôn và ói mửa khi ngửi thấy mùi thức ăn, mùi nồng hoặc thậm chí không có tác nhân kích thích nào. một số phụ nữ mang thai bị nghén nặng có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí suốt thai kỳ.

Không có nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nghén khi mang thai cũng như dự đoán được mức độ nghiêm trọng. lý do thường gặp là nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ trong thời gian mang thai này tăng cao, giảm lượng đường trong máu do truyền cho thai nhi.

Thông thường, ở nhóm phụ nữ sau thường dễ bị nghén khi mang bầu và nghén kéo dài hơn:

- Người thường bị nôn, buồn nôn khi đi tàu xe.

- Người sức khỏe yếu.

- Người dị ứng với mùi, đặc biệt là mùi thức ăn cay nồng.

- Người bị đau nửa đầu.

Ở một số phụ nữ, tình trạng nghén có thể nặng hơn do một số yếu tố như: sinh đôi hoặc sinh ba, mang thai lần đầu, mang thai nữ, thể trạng yếu, béo phì, người dễ căng thẳng xúc động, gia đình có tiền sử nghén nặng, người từng bị nghén nặng,…

Nói chung ốm nghén rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường không gây hại cho mẹ và thai nhi nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và ăn uống của mẹ bầu.

Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ giảm tình trạng ốm nghén thai kỳ đấy nhé.

Không để bụng đói

Hãy đảm bảo bạn luôn có những phần ăn nho nhỏ để kịp bổ sung vào dạ dày trống rỗng của mình. Chẳng hạn, để một hộp cracker gần chỗ làm hoặc gần giường ngủ. Bạn cũng có thể thử trái cây hay bánh mì sandwich, bất cứ thứ gì làm bạn cảm thấy dễ chịu mỗi khi cơn cồn cào ở bụng bắt đầu. Lưu ý, hãy tránh những thực phẩm chiên, nướng nhiều dầu mỡ vì nó sẽ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Sinh tố trái cây

Đây là lựa chọn lý tưởng để vừa bổ sung thêm dinh dưỡng, vừa xoa dịu ốm nghén bằng sinh tố trái cây. hãy chuẩn bị cho mình 1 cốc sinh tố mát lạnh với sự kết hợp của những loại trái cây như cam – bưởi, táo – chanh, đu đủ, cà chua… những hương vị tuyệt vời này sẽ giúp bạn xoa dịu bao tử đang cồn cào.

Tăng cường bổ sung vitamin B

Vitamin B giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất béo, protein và carbohydrate. Nhóm vitamin này cũng giúp kích thích sản xuất các tế bào máu đỏ và kháng thể cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung nước

Hãy uống 1 cốc nước mỗi giờ vào ban ngày và uống thêm nước khi bạn tỉnh giấc ban đêm. Những loại nước ép trái cây cũng là lựa chọn tốt để giảm buồn nôn.

Trà thảo mộc

Những lựa chọn tuyệt vời cho bạn bao gồm gừng, bạc hà và chanh. Hàm lượng các thảo mộc trong trà thường rất ít và chúng dễ bị bay hơi hết trong nước nóng, do đó, bạn không cần lo lắng liệu mình có bị ảnh hưởng gì bởi những thảo mộc này hay không. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào đối với việc sử dụng thảo mộc để trị ốm nghén, hãy hỏi trực tiếp bác sỹ của bạn.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/bi-quyet-de-ngan-ngua-tinh-trang-om-nghen-khi-mang-thai-48239.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bi-quyet-de-ngan-ngua-tinh-trang-om-nghen-khi-mang-thai/20220430122102588)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY