Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bí quyết để trẻ hứng thú với bữa ăn

Thường chúng ta sẽ chỉ nghe thấy các mẹ than phiền rằng: Con lười ăn lắm. Nhưng chúng ta ít nghe thấy các mẹ hỏi: Nấu sao để con hào hứng trong bữa ăn. Theo Bác sĩ Tường Vi, một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ là do cách chế biến của cha mẹ và gia đình.
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, là vấn đề đang được bàn luận rộng rãi trên hầu hết các diễn đàn dành nuôi con hiện nay. Đây có thể coi là một bài toán hóc búa, khó tìm lời giải của các bà mẹ hiện đại. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng: Cứ 10 trẻ đến khám tại Viện thì có đến 8 trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn.

Dấu hiệu dễ dàng nhất để nhận biết một đứa trẻ biếng ăn là: bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút; Trẻ không hào hứng với bữa ăn, từ chối ăn, có khi còn khóc khi mới chỉ nhìn thấy thức ăn; Trẻ chỉ ăn một hoặc một vài món; Trẻ chỉ ăn khi được xem tivi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi…

Chị Trần Thị L. (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình mình đã rất hạnh phúc khi bé Bi chào đời. Cả nhà nâng niu, cưng chiều cu cậu lắm, luôn dành cho cu Bi những điều tốt nhất, những món ngon nhất. Nhưng từ khi Bi được 2 tuổi thì không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng vì vấn đề ăn uống của con. Bởi cu Bi rất lười ăn, mọi người nịnh đủ trò cũng chỉ ăn được lưng bát cháo. Vì thế mà cân nặng của con không tăng được, thậm chí còn ở mức suy dinh dưỡng”.

Có lẽ câu chuyện này không phải của riêng chị L. mà còn rất nhiều bà mẹ khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Làm sao để con hào hứng với bữa ăn, ăn ngon miệng và hấp thu tốt? Đó là những câu hỏi luôn được các bậc phụ huynh đau đáu trong lòng.

Con lười ăn hay thức ăn chưa đủ hấp dẫn?

Thường chúng ta sẽ chỉ nghe thấy các mẹ than phiền rằng: Con lười ăn lắm. Nhưng chúng ta ít nghe thấy các mẹ hỏi: Nấu sao để con hào hứng trong bữa ăn.

Theo Bác sĩ Tường Vi, một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ là do cách chế biến của cha mẹ và gia đình. Có thể những trẻ đang còn nhỏ sẽ chưa nói được rằng “thức ăn không ngon”, “món ăn giống hôm qua quá”, “ít món quá mẹ ơi”… Nhưng cũng giống như chúng ta, trẻ sẽ không thể hào hứng với bữa ăn được nếu như những món đó lặp đi lặp lại hoặc chế biến không ngon, hay chỉ đơn giản là chúng “không hợp khẩu vị” với bé.

Chính vì vậy, để “thu hút” con vào bữa ăn, mẹ hãy áp dụng một thực đơn phong phú (có thể lên thực đơn cho cả tuần), với những thực phẩm tươi ngon (không để trong tủ lạnh quá lâu). Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng để riêng các loại thức ăn, không trộn lẫn với nhau để nắm được sở thích của con, từ đó biết được con hào hứng với loại thức ăn nào. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể trang trí món ăn cho con một cách bắt mắt, ví dụ như xếp thành hình bông hoa, hình trái tim… để con thích thú với bữa ăn hơn.

Hãy để con “được” đói

Cho con ăn quá no, các bữa ăn quá gần nhau, ăn vặt nhiều… là những sai lầm thường thấy dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Cơ thể của các con được tạo ra rất hoàn hảo, khi nào đói, con sẽ muốn ăn, khi đã được ăn no rồi, hoặc chưa tiêu hóa hết thức ăn của bữa trước thì đương nhiên con sẽ không hào hứng với bữa tiếp theo. Chính vì vậy, một trong những lời khuyên của Bác sĩ Tường Vi để giúp trẻ phòng tránh tình trạng biếng ăn là hãy để các bữa chính của trẻ cách nhau ít nhất 3 tiếng.

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn các bữa phụ, nhưng không nên cho ăn quá no hoặc chọn thực phẩm khó tiêu hóa. Những thực phẩm nên chọn cho bữa phụ là: hoa quả, bánh ngọt, chè, sữa, sữa chua… Trong đó, sữa là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Bởi sữa rất dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi giúp hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao của con.

Bổ sung vi chất

Thiếu hụt vi chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Vì vậy, để con ăn ngon miệng, hào hứng với bữa ăn, cha mẹ nên bổ sung cho con những vi chất kích thích ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa của con như: kẽm, vitamin B1…

Một số thực phẩm giàu kẽm là hàu, tôm hùm, cá hồi, cá bơn, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, các loại ngũ cốc… Những thực phẩm giàu vitamin B1 là cá biển, các loại hạt, thịt lợn nạc, rau cải xanh, bí đao, măng tây…

Tuy nhiên, bổ sung vi chất cho con qua thực phẩm không phải là điều dễ dàng, bởi khi con đã không hào hứng với bữa ăn rồi thì khó có thể ép con ăn những thứ kể trên. Cha mẹ có thể bổ sung cho con bằng sữa bởi sữa là thực phẩm được trẻ nhỏ rất yêu thích và dễ tiêu hóa, hấp thu. Đặc biệt, chọn loại sữa không những được bổ sung kẽm, vitamin nhóm B mà còn chứa Lysine giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng. Bên cạnh đó, nên chọn sản phẩm còn có đậm độ năng lượng cao. Trẻ không cần uống nhiều lần nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng, thậm chí bù đắp được năng lượng bị hao hút cho trẻ lười ăn, bỏ bữa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-de-tre-hung-thu-voi-bua-an-n135809.html)

Tin cùng nội dung

  • Nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn.
  • Lo lắng con sẽ bị gầy vì biếng ăn, không ít bậc cha mẹ đã tìm mọi cách ép con ăn để “vỗ béo”. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, nếu trẻ không muốn ăn, cách tốt nhất là đừng ép con ăn…
  • Biếng ăn (chán ăn) rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 - 6 tuổi. Lâu ngày làm cơ thể thiếu dinh dưỡng gây mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, lười vận động, thịt nhẽo, chậm biết đi, da xanh…
  • Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình.
  • Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể người cao tuổi thường đã bị lão hóa, chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm và hay mắc các bệnh mạn tính.
  • Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư có thể là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.
  • Cả nhà cháu có vấn đề về tiêu hóa nên bữa ăn gia đình luôn được chú trọng.
  • Gần đây tôi hay uống nước trước khi ăn vì khát. Đến bữa cơm chỉ ăn được ít và ăn không ngon.
  • Từ khắp các nơi trên thế giới, rất nhiều người muốn biết xem Samantha rồi sẽ làm món gì tiếp theo cho con gái cưng của mình.
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY