Phát biểu tại điểm cầu TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ, cả nước đang đứng trước tình thế hết sức đặc biệt. Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, làn sóng thứ hai. 37/63 tỉnh có ca lây nhiễm, trên 50% địa phương có dịch nhưng tổng thể đất nước vẫn an toàn.
Nhận định về nguy cơ, ông Nhân phân tích hiện không có đủ thông tin dự báo nhưng từ đồ thị dịch bệnh, dự báo trong khoảng thời gian từ ngày 23-30/8 nguy cơ cao, nếu không có giải pháp quyết liệt sẽ đạt ngưỡng 10 người nhiễm/1 triệu dân, tức là cả nước sẽ có 970 người đang điều trị trong BV, hiện nay chỉ có 216 ca.
"Nếu không làm quyết liệt, sau thời gian vàng 30 ngày sắp tới, nước ta sẽ vào diện cả quốc gia có dịch", ông Nhân đánh giá.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: TTXVN |
Bí thư Nhân đặt vấn đề, Đà Nẵng có 120 người đang điều trị, phải có mục tiêu như thế nào? TP.HCM và Hà Nội có nguy cơ lớn, riêng TP.HCM từ 1-27/7 khi dừng bay, có 140.000 người về từ Đà Nẵng.
Lãnh đạo TP.HCM kiến nghị, cần có nhiệm vụ đặc biệt cho Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh Đà Nẵng là Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk.
Bình quân 1 triệu người Đà Nẵng có hơn 100 người nhiễm, gấp 10 lần chỉ số dịch mà thế giới công bố. Ông Nhân cho rằng: "Cần xác định Đà Nẵng là trung tâm dịch đặc biệt nguy hiểm, mức độ rất cao, nhất là khi Bộ Y tế đã thông tin dịch diễn ra 4-5 chu kỳ từ đầu tháng 7".
Ông Nhân đề nghị, từ kinh nghiệm quốc tế, cụ thể ở Vũ Hán, Đà Nẵng phải áp dụng biện pháp cao nhất để ngăn chặn dịch.
Ở Vũ Hán, khi xảy ra dịch ở mức cao nhất, họ yêu cầu tất cả gia đình ở nhà, 1 ngày 1 người đi chợ 1 lần, phát phiếu chỉ người đó được ra khỏi nhà. Sau một thời gian họ không cho đi chợ nữa, mà chuyển sang giao nhận thực phẩm tại nhà.
Vấn đề thứ hai là năng lực cách ly cũng phải tính toán, vì từ kinh nghiệm của TP.HCM cứ 1 người nhiễm thì phải cách ly 280 người liên quan, nếu áp dụng số này cho Đà Nẵng có 100 người nhiễm thì cần 28.000 chỗ cách ly. "Rõ ràng không thể có chỗ cách ly cho 28.000 người, Đà Nẵng đang cho xây dựng BV dã chiến ở trung tâm thể thao với 1.000 chỗ nhưng với số người 28.000 thì điểm cách ly đó rất nhỏ bé. Từ đó, phải coi cách ly ở gia đình là quan trọng nhất, đề nghị Bộ Y tế có nghiên cứu, hướng dẫn về cách ly gia đình", ông Nhân cho biết.
Đề xuất bệnh viện tư xét nghiệm Covid-19
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bày tỏ lo lắng: “Chúng tôi rất quan ngại, 6 ca nhiễm chưa xác định được vết tích có liên quan đến các ca trước hay không. Khi chưa xác định được vết tích 6 ca này, chúng ta có quyền nghi ngờ trong cộng đồng còn những ổ dịch khác chưa truy tìm được”.
Điểm cầu tại UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng |
Vì thế, chiến lược của Đà Nẵng rõ ràng là xét nghiệm, truy vết, cách ly, phong tỏa và dập dịch. TP yêu cầu củng cố các tổ giám sát Covid-19 ở cộng đồng, trở thành công cụ ở cơ sở để tăng cường giám sát và cách ly.
Ông Thơ cũng cho hay số điểm phong tỏa tăng lên: “Trưa nay, chúng tôi đã phong tỏa Bệnh viện Cẩm Lệ, nơi phát sinh 2 ca nhiễm và phong tỏa khu vực thôn Sơn Nam, xã Hòa Tiến nơi phát hiện 3 ca nhiễm với 800 dân”.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19 Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19. |
Chủ đề liên quan:
ca bệnh ở Đà Nẵng ca bệnh ở Hà Nội ca Covid 19 tử vong Covid 19 Dịch Covid 19 Giãn cách xã hội Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng nguyễn xuân phúc virus corona vũ đức đam