Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị viêm da tiết bã nên uống Thuốc gì nhanh khỏi?

Thuốc kháng Histamin H1, Thuốc giảm đau, kháng viêm hay kháng sinh chính là câu trả lời cho vấn đề bị viêm da tiết bã nên uống Thuốc gì nhanh khỏi...

đối với bệnh viêm da tiết bã, khi tổn thương trở nên nặng nề, ngứa ngáy nhiều hay có bội nhiễm thì bác sĩ có thể kê toa Thuốc uống để kết hợp với Thuốc bôi. vậy bị viêm da tiết bã nên uống Thuốc gì để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh? thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Viêm da tiết bã khi nào cần dùng Thuốc uống?

Viêm da tiết bã còn được gọi là viêm dầu hay chàm da mỡ – thuật ngữ mô tả tình trạng viêm da mãn tính và rất dễ tái phát. thường ảnh hưởng đến các vùng da có hoạt động tiết bã nhờn mạnh như da đầu, da mặt, ngực, tai…

Bên cạnh những tổn thương ngoài da như nổi ban, xuất hiện mảng da dày màu trắng, bong vảy thì còn đi kèm với tình trạng ngứa nhẹ hay đau rát. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có tính cố thủ và tái phát thường xuyên nên có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý.

Thông thường, để điều trị viêm da tiết bã thì việc dùng các loại Thuốc bôi ngoài da chính là lựa chọn ưu tiên. tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ cũng có thể chỉ định Thuốc uống kết hợp để giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Thuốc uống sẽ được cân nhắc khi tổn thương da có phạm vi rộng, gây ngứa ngáy, nóng rát hay đau nhức nhiều. Đặc biệt trong trường hợp có nhiễm trùng kích hoạt thì Thuốc uống có thể đáp ứng rất tốt. Tuy nhiên, việc dùng Thuốc dạng uống cần thận trọng bởi có nguy cơ cao gây tác dụng phụ hoặc các tình huống rủi ro.

Bị viêm da tiết bã nên uống Thuốc gì nhanh khỏi?

Dưới đây là một số loại Thuốc uống có thể được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh viêm da tiết bã:

1. Thuốc kháng Histamine H1

So với các tình trạng viêm da khác thì bệnh viêm da tiết bã thường có phần ít gây ngứa hơn. tuy nhiên, với trường hợp bệnh kích hoạt trên diện rộng, nếu bạn hoạt động khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi thì rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu bệnh gây ngứa nhiều hay có dấu hiệu lan tỏa nhanh thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các loại Thuốc kháng Histamine H1 nhằm giúp kiểm soát triệu chứng cơ năng. Đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng.

Các loại Thuốc kháng Histamine H1 được dùng điều trị viêm da tiết bã bao gồm:

    Clorpheniramine

Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa thì các Thuốc thuộc nhóm kháng Histamine H1 tương đối an toàn và có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng Thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng an thần như gây buồn ngủ, giảm mức độ tập trung…

2. Uống Thuốc giảm đau chữa viêm da tiết bã

Trong trường hợp tổn thương da do bệnh viêm da tiết bã gây ra có dấu hiệu phù nề hay bong tróc quá nhiều gây đau rát thì Thuốc giảm đau có thể được chỉ định. hoặc trong trường hợp có nhiễm trùng kích hoạt làm tăng thân nhiệt hay đau nhức cơ thể thì Thuốc giảm đau cũng có thể đáp ứng tốt.

Paracetamol chính là loại Thuốc giảm đau thông dụng nhất được sử dụng cho rất nhiều trường hợp. Loại Thuốc này có tác dụng hạ sốt nhanh và có thể khắc phục những cơn đau có mức độ vừa và nhẹ.

Thuốc Paracetamol  chống chỉ định với các trường hợp sau:

    Đối tượng mắc các bệnh về gan

Đa phần các loại Thuốc giảm đau đều chuyển hóa chủ yếu qua gan. Chính vì thế khi dùng nhóm Thuốc này bạn không nên sử dụng bia rượu hay dùng đồng thời với các Thuốc gây độc hại cho gan thận.

3. Sử dụng các loại Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm thường được cân nhắc chỉ định khi bệnh viêm da tiết bã khiến các tổn thương trên da sưng viêm và phù nề. tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể kê toa các Thuốc chống viêm non-steroid hay Thuốc chống viêm có steroid cho phù hợp.

Thuốc chống viêm non-steroid:

Nhóm Thuốc này sẽ giúp ức chế quá trình tổng hợp các thành phần trung gian kích hoạt phản ứng viêm nhờ vào cơ chế tác động tới ezyme cylclooxygenase 1 và 2. đây cũng chính là lựa chọn ưu tiên khi bệnh viêm da tiết bã gây sưng viêm hay phù nề.

Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Meloxicam là các loại Thuốc chống viêm không steroid hiện đang được dùng phổ biến nhất. Các Thuốc thuộc nhóm này có chống chỉ định như sau:

    Đối tượng có chức năng gan thận bị suy giảm nặng.

Thuốc chống viêm có steroid:

Nhóm Thuốc giúp chống viêm và chống dị ứng rất mạnh dựa vào khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thuốc dễ phát sinh các vấn đề rủi ro nên chỉ được dùng khi tổn thương da bị phù nề hoặc sưng viêm quá nặng.

Tuyệt đối không dùng trong các trường hợp sau:

    Đối tượng quá mẫn cảm với corticoid

4. Bị viêm da tiết bã uống Thuốc kháng sinh

Trường hợp vùng da tổn thương do viêm da tiết bã bị nhiễm trùng trên diện rộng với mức độ nặng nề thì bác sĩ có thể chỉ định Thuốc kháng sinh. nhóm Thuốc này chỉ có thể đáp ứng với trường hợp nhiễm trùng da phát sinh do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Kháng sinh nhóm cephalosporin và kháng sinh nhóm penicillin hiện đang được dùng phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ dựa xác định chủng vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhiễm trùng để chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

Nếu được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, người bệnh cần chú ý dùng đều đặn, đủ liều lượng để tránh vi khuẩn kháng kháng sinh. đồng thời nên uống nhiều nước, bổ sung probiotic cho cơ thể nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng giả mạc.

5. Viên uống bổ sung vitamin A hỗ trợ điều trị

Việc sử dụng vitamin theo đường uống được cho là có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng tiết dầu thừa trên da một cách hiệu quả. nhờ đó mà sẽ giúp kiểm soát triệu chứng viêm da tiết bã và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin A dạng viên uống mỗi ngày. Bởi loại vitamin này là dưỡng chất chính chịu trách nhiệm cho quá trình bình thường hóa mức độ dầu trên da. Vitamin A hoạt động tương đối hiệu quả trong việc chống lại androgens gây ra tình trạng da nhờn.

Ngoài ra, có thể bổ sung một số loại viên uống khác để nâng cao sức đề kháng cũng như thể trạng. Từ đó có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa và làm lành các tổn thương trên da tốt hơn. Bên cạnh vitamin A thì có thể dùng thêm viên uống bổ sung vitamin C, E hay kẽm.

Lưu ý khi sử dụng Thuốc uống chữa viêm da tiết bã

So với các loại Thuốc bôi ngoài da thì Thuốc uống thường có nguy cơ cao hơn trong quá trình sử dụng. cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe khi dùng Thuốc uống chữa viêm da tiết bã:

    Chỉ sử dụng các loại Thuốc uống khi đã nhận tham vấn y khoa. Tuyệt đối không tự tiện sử dụng bất cứ loại Thuốc nào. Việc dùng Thuốc không đúng cách hay không phù hợp với diễn tiến của bệnh có thể cản trở quá trình điều trị và tăng sinh rủi ro.

Bài viết đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề “bị viêm da tiết bã nên uống Thuốc gì?”. những thông tin được đề cập ở trên chỉ có giá trị tham khảo. người bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về toa Thuốc phù hợp với hiện trạng bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm:

    Chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-da-tiet-ba-nen-uong-thuoc-gi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY