về mắt của bệnh này nhưng không được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh Basedow là bệnh thuộc bệnh lý với nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn... Bệnh xuất hiện do sản xuất quá nhiều hormon giáp trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa. Bệnh thường ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phì đại (bướu cổ), gây triệu chứng cường giáp với các biểu hiện như tăng nhịp tim, yếu cơ, mất ngủ hoặc khó ngủ và tính tình dễ bị kích thích. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt gây lồi mắt và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác bao gồm da, tim, tuần hoàn và thần kinh. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhất là độ tuổi 20-40, thường gặp nhiều ở nữ giới.
Có 3 biểu hiện chính: bướu giáp, hội chứng cường giáp và biểu hiện mắt. Bệnh biểu hiện khác nhau tùy từng bệnh nhân. Bệnh có khi xảy ra rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần hay ít hơn nữa nhưng thường tăng dần trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trước khi bệnh nhân thấy.
Bướu giáp: Tuyến giáp thường lan tỏa tương đối đều, mềm hoặc chắc. Nghe tại bướu có thể phát hiện được tiếng thổi liên tục hay trội hơn ở thì tâm thu. Bướu giáp lớn đôi khi gây chèn ép các cơ quan lân cận. Khoảng 7,4% trường hợp không có bướu.
Hội chứng cường giáp: Triệu chứng chính của Basedow do tăng sản xuất quá mức các hormon tuyến giáp. Bệnh nhân dễ nóng giận, nói nhiều; vận động nhiều hay mệt, run tay, yếu cơ và có thể teo cơ; tăng tiết mồ hôi tay...
Biểu hiện mắt: Biểu hiện mắt có thể bắt đầu trước hoặc sau khi được chẩn đoán Basedow 6 tháng. Bệnh do thâm nhiễm tế bào Lympho đi kèm với phù nề của các mô ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra lồi mắt hay còn gọi là bệnh mắt Basedow. Mặc dù nhiều bệnh nhân chỉ thấy có đỏ mắt hoặc cộm mắt nhưng chỉ có dưới 5% có các biểu hiện nghiêm trọng kéo dài. Do vậy, bệnh nhân có các triệu chứng về mắt cần được thăm khám bởi các bác sĩ mắt và đồng thời cả bác sĩ nội tiết.
Lồi mắt có thể rất nhiều trên những bệnh nhân có bướu cổ nhỏ và ngược lại có thể lồi rất ít trên những bệnh nhân bướu cổ to. Lồi mắt thường xảy ra ở cả hai mắt, đôi khi rõ rệt hơn ở một bên. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng rất hiếm gặp.
Dấu hiệu điển hình ở mắt là: mi mắt nhắm không kín; co cơ mi trên gây hở khe mi; mất đồng tác giữa nhãn cầu và mi trên (co cơ mi trên khi mắt nhìn đưa xuống dưới); giảm hội tụ nhãn cầu gây nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.
Độ 2: Tổn thương kết mạc và phù mi, phù kết mạc chảy nước mắt, cảm giác có vật lạ ở mắt, sợ ánh sáng.
Độ 4: Tổn thương thâm nhiễm các cơ vận nhãn, thường gặp nhất là cơ thẳng trong gây hạn chế nhìn lên, tiếp đến là cơ thẳng ngoài hạn chế nhìn sang bên. Thị lực bị rối loạn hoặc nhìn đôi.
Bệnh Basedow được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm hormon tăng cao và hormon kích thích - TSH giảm trong máu. Đôi khi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định thêm xạ hình hoặc một vài xét nghiệm khác như TRAb.
Hiện nay, có nhiều phương pháp và phương tiện để điều trị bệnh Basedow như dùng Thu*c kháng giáp hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Việc chọn lựa phương pháp nào điều trị hay phẫu thuật thì tùy thuộc kinh nghiệm của thầy Thu*c, sự dung nạp Thu*c và tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Khi Thu*c không đáp ứng hoặc đáp ứng kém thì bệnh nhân cần chuyển sang điều trị phẫu thuật.
Đặc biệt, những tổn thương lồi mắt trong bệnh Basedow sau quá trình điều trị rất ít được cải thiện triệu chứng lồi, vì vậy cần được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm.
Khi gặp các triệu chứng phổ biến của chứng cường giáp chủ yếu là mất ngủ hoặc khó ngủ, run tay, gầy sút, ngoài ra, giảm cân đột ngột mặc dù tăng sự thèm ăn, tiêu chảy và đại tiện thường xuyên hơn, tim đập mạnh, cơ bị yếu, khó hoạt động như trước, da ấm và có cảm giác ẩm, người bệnh hãy đi khám ngay để phát hiện và điều trị trước khi xuất hiện các nặng.