Biến chứng do điều trị có thể xảy ra cấp tính hoặc xảy ra nhiều năm sau khi điều trị. Tính gây độc có thể liên quan đến Thu*c điều trị ung thư hoặc từ đáp ứng của khối u với điều trị (vd: thủng tạng rỗng hoặc gây biến chứng chuyển hóa như hội chứng ly giải bướu). Những biến chứng điều trị nặng biểu hiện như trường hợp cấp cứu.
Nhiều bệnh nhân ung thư được điều trị với các Thu*c độc tủy. Khi đếm bạch cầu hạt ngoại biên <1000/μL, nguy cơ nhiễm trùng căn bản tăng (48 trường hợp nhiễm trùng/100 bệnh nhân). Một bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính có sốt (>38°C) nên được khám lâm sàng, chú ý đặc biệt đến sang thương da, màng niêm mạc, vị trí đặt catheter tiêm mạch, và vùng quang trực tràng.
Nên lấy hai mẫu máu từ hai vị trí khác nhau và chụp X quang ngực, và các cận lâm sàng thêm nê được chỉ định tùy theo các dấu hiệu lâm sàng từ bệnh sử và thăm khám. Nên giải quyết sự tích tụ dịch, và nước tiểu và/hoặc dịch nên được kiểm tra dưới lính hiển vi để tìm bằng chứng nhiễm trùng .
Sau khi lấy mẫu máu cấy, tất cả bệnh nhân nên được dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch (vd: ceftazidime, 1 g mỗi 8giờ). nếu tìm thấy vị trí nhiễm trùng trước đó, phác đồ kháng sinh điều trị nên bao phủ cả những vi sinh vật có thể gây nhiễm. Thường liệu pháp nên được bắt đầu với một hoặc nhiều Thu*c diệt được cả vi khuẩn gram dương và âm. Nếu sốt giảm, nên tiếp tục điều trị đến khi hồi phục bạch cầu đa nhân trung tính. Sốt giảm bạch cầu trung tính kéo dài trên 7 ngày nên kết hợp thêm amphotericin B (hoặc các Thu*c kháng nấm phổ rộng khác) vào phác đồ kháng sinh.
Chủ đề liên quan:
bạch cầu biến chứng biến chứng sốt điều trị điều trị ung thư giảm bạch cầu giảm bạch cầu đa nhân trung tính trị ung thư ung thư