Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Biến con thành người lười biếng vì yêu thương không đúng cách

Một số cha mẹ luôn sẵn làm bất cứ điều gì tốt nhất cho con cái của họ. Nhưng đôi khi, sự bao bọc và yêu thương không đúng cách sẽ vô tình biến con thành người lười biếng, ỉ lại.

Anh Alex Zhou - chuyên gia tư vấn tâm lý cho biết, đã nhận được không ít lời than phiền, lo lắng từ khách hàng là phụ huynh như: "Con nhà chị rất lười. Bé suốt ngày chỉ nằm ở nhà, xem ti vi, chơi game, ngủ suốt ngày. Bố mẹ bảo làm gì cũng không làm”hay: "Con nhà chị lười học vô cùng. Lần nào cũng đứng chót bét lớp, không thèm học thêm, chẳng học bài làm bài về nhà!"....

Lười biếng không phải là một đức tính tốt của trẻ. nếu bố mẹ không hiểu rõ nguyên nhân khiến con mình lười biếng thì không thể “chữa” được “căn bệnh” này ở con.

Vì vậy, chuyên gia tâm lý chỉ ra những nguyên nhân khiến trẻ lười biếng, cha mẹ cần biết sớm để thay đổi cách dạy con.

Cha mẹ luôn quyết định hộ con

Con không có nhu cầu tìm kiếm mục tiêu sống và phấn đấu vì nó. Bởi mọi thứ đã có bố mẹ quyết định rồi. Từ việc học trường nào, ăn món gì, cư xử với chị em phải ra sao, mặc đồ như thế nào, sau này con phải làm nghề gì mới thành công, có địa vị.

Nếu các bậc phụ huynh quá bao bọc con như vậy thì việc gì con cần phải nghĩ tới mục tiêu sống?! Chúng trông chờ, ỉ lại bố mẹ sẽ nghĩ sẵn cho mình. Ngày qua ngày, con dần trở thành con nhộng ở trong kén. Và việc của nhộng là ngủ!

Không hướng dẫn con xây dựng kế hoạch làm việc

Con chưa bao giờ được bố mẹ đặt cho những câu hỏi định hướng như: Lớn lên con thích trở thành ai? Và bố mẹ không hướng dẫn con nên làm gì trước, làm gì sau, các con đôi khi không biết nên phải bắt tay vào làm, con sẽ thấy ngại.

Không cổ vũ động viên, lắng nghe quan điểm của con

Con ít khi được cổ vũ hãy thử sức làm điều con thích, hãy thử bày tỏ quan điểm của con cho bố mẹ nghe.

Vì vậy, hãy để con biết bạn thực lòng quan tâm những hành động bất thường của con. Đầu tiên, hãy kết nối từ những vấn đề trẻ quan tâm như sở thích cá nhân, cuốn sách yêu thích, môn học yêu thích. Sau đó, cùng trẻ thảo luận vấn đề không thích hoặc thường trì hoãn thực hiện.

Điều này giúp trẻ nhận ra cha mẹ luôn thực tâm quan tâm, tôn trọng ý kiến và sở thích của chúng. từ đó, các em sẽ mở lòng hơn, chia sẻ những vấn đề cá nhân.

Trẻ không có mục tiêu sống

Câu trả lời cho phần lớn các trường hợp con trẻ lười biếng chính là do con bạn đang không có mục tiêu sống cho chính cuộc đời của mình.

Con không biết lớn lên con thích làm gì, muốn trở thành ai? Con không biết đi học để sau này dùng vào việc gì, việc đó liệu có ý nghĩa với mình không?

Thể chất yếu

Một lí do nữa là do thể chất con đang không được khoẻ. ngày nay, đa số các bạn tuổi teen đều được cha mẹ trang bị những thiết bị công nghệ tối tân, hiện đại nhất để phục vụ việc học.

Chính điều này đã khiến nhiều trẻ "nghiện" công nghệ số, làm cản trở đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, gây rối loạn giấc ngủ, suy giảm sức khỏe…

Con ít vận động, ít được phơi nắng sớm, ít ăn rau củ và thiếu nước. Chính vì thiếu năng lượng nên con trở nên mệt mỏi và lười.

Chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ và lứa tuổi teen Alex Zhou đã học cử nhân ngành Tâm lý học tại Đại học Southern New Hampshire.

Hiện ông cùng vợ là Tiến sĩ Tâm lý Phan Thị Huyền Trân (Dr Pepper) chuyên trị liệu Hôn nhân Gia đình sáng lập Trung tâm tư vấn tâm lý Vương quốc hạnh phúc - ngôi trường Tâm lý học đầu tiên của Việt Nam dành riêng cho phụ nữ.

Theo Thủy Linh/Giáo dục & Thời đại

Link bài gốc Lấy link

https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/bien-con-thanh-nguoi-luoi-bieng-vi-yeu-thuong-khong-dung-cach-VeNkPv57R.html

Theo Thủy Linh/Giáo dục & Thời đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bien-con-thanh-nguoi-luoi-bieng-vi-yeu-thuong-khong-dung-cach/20211202111355519)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY