Câu hỏi trắc nghiệm y học, dược học hôm nay

Biểu hiện tim của thấp tim: câu hỏi y học

Các đợt sốt thấp khớp tái phát thường rất phổ biến trong 5 năm đầu tiên sau sanh sau khi chẩn đoán ban đầu. Dự phòng Penicillin nên dung ít nhất trong thời gian này

CÂU HỎI

Một người phụ nữ, 19 tuổi, đến từ Guatemala, đến với bạn để khám tổng quát.

Vào năm 4 tuổi, cô ta đã được chẩn đoán sốt thấp khớp cấp. Cô ta không nhớ chi tiết lắm về bệnh của mình, chỉ nhớ rằng cô ta được nằm nghỉ trong 6 tháng. Cô ta hiện vẫn được cho uống penicillin V với liều 250mg ngày hai lần kể từ thời gian đó. Cô ta hỏi rằng cô ta không tiếp tục uống Thu*c như vậy nữa có an toàn hay không. Cô ta chỉ có một lần bùng phát vào năm 8 tuổi, khi cô di cư đến Mỹ. Cô ta hiện đang làm công việc cung ứng dịch vụ chăm sóc trong ngày. Khám thấy mỏm tim nẩy mạnh kèm âm thổi toàn tâm thu 3/4 lan tới nách. Bạn nên khuyên bệnh nhân này làm gì?

A. Nên làm siêu âm tim để đánh giá mức đổ tổn thương lan rộng của lá van trước khi quyết định điều trị tiếp tục penicillin.

B. Có thể không cần dùng Penicillin nữa vì cô ta không có đợt bùng phát nào trong 5 năm qua.

C. Cô ta nên chuyển liều khuyến nghị theo đường tiêm bắp penicillin mỗi 8 tuần

D. Cô ta nên tiếp tục penicillin để dụ phòng không tái phát lại bệnh tim do hậu thấp và phơi nhiễm nghề nghiệp với streptococcus nhóm A.

E. Cô ta nên thay penicillin phòng pneumococcal đa kháng nguyên mỗi 5 năm.

TRẢ LỜI

Các đợt sốt thấp khớp tái phát thường rất phổ biến trong 5 năm đầu tiên sau sanh sau khi chẩn đoán ban đầu. Dự phòng Penicillin nên dung ít nhất trong thời gian này. Sau 5 năm đầu điều trị dự phòng được xác định trên cơ sở cá nhân. Các phác đồ điều trị dự phòng nên được khuyến cáp cho bệnh nhân đã bị tái phát, có bệnh thấp tim hay làm việc ở môi trường có nguy cơ cao tái nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Phác đồ điều trị dự phòng là penicillin V, 250 mg uống ngày 2 lần, benzathine penicillin, 1.2 triệu đơn vị tiêm bắp mỗi 4 tuần và sulfadiazine, 1 g uống hang ngày. Vaccine đa hiệu giá chống phế cầu không có phản ứng chéo với liên cầu khuẩn nhóm A.

Đáp án: D.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bieu-hien-tim-cua-thap-tim-cau-hoi-y-hoc-48281.html)

Chủ đề liên quan:

biểu hiện tim thấp tim

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bệnh thấp tim gây di chứng ở van tim tồn tại suốt đời.
  • Con trai tôi 15 tuổi, một năm nay thỉnh thoảng cháu đau ở khớp (lúc thì khớp háng, khi lại khớp gối) và đau cả ngực trái.
  • Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da... trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất.
  • Thấp tim là một bệnh nhiễm khuẩn - nhiễm độc - miễn dịch, xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, biểu hiện bằng những tổn thương...
  • Tiêm phòng thấp là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thấp tim tái phát, hạn chế tiến triển của bệnh van tim do thấp.
  • Bệnh thấp tim là bệnh thấp khớp có biến chứng vào tim. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 5-15 tuổi. Triệu chứng khởi đầu là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Thấp khớp cấp là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch, thường gặp ở lứa tuổi 5 - 20, hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và người trên 30 tuổi.
  • Điều trị thấp khớp cấp, thấp tim không thuần túy chỉ điều trị khớp mà điều trị toàn diện càng sớm càng tốt.
  • Bệnh thấp tim còn được gọi là bệnh thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp, là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình).
  • Thấp tim là một bệnh khá nguy hiểm bởi khi bị thấp tim thương tổn có tính chất toàn thân. Các bộ phận như: tim, thận, khớp, phổi, thần kinh, da...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY